Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội chính xác nhất là gì?

Khi đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, bên cạnh phân tích cổ phiếu hay nền kinh tế, ta cần quan tâm đến các doanh nghiệp, công ty phân phát chứng khoán đang hoạt động kinh doanh như thế nào, có hiệu quả hay không. Bởi, nó sẽ rất quan trọng đến giá chứng khoán đây. Thế nên, bạn cần biết thêm những kiến thức cơ bản trong kinh doanh. Không chỉ vậy nó còn giúp bạn đầu tư hiệu quả với chứng khoán hơn rất nhiều. Do vậy, bài viết này Hệ thống tiền ảo muốn gửi đến bạn các thông tin cơ bản về thuật ngữ chi phí cơ hội (Opportunity Cost). Một khái niệm phổ biến và quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội là phần lợi nhuận, lợi ích đã mất đi khi không lựa chọn một quyết định đầu tư, lựa chọn khác, tốt hơn. Là một khái niệm được sử dụng nhiều trong lý thuyết lựa chọn.

Chi phí cơ hội là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, thường xuyên và quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh. Được xem là một phương án, dùng để chỉ ra các lựa chọn giá trị của một phương án bị bỏ qua. Mà trong đó, nó thể hiện sự lựa chọn mà lợi ích của sự lựa chọn đó đã bị mấy đi mà khi mà không chọn một phương án nào đó khác.

Hoặc cũng có thể hiểu Opportunity Cost là một hình thức đại diện của chi phí. Chi phí này được dùng vào nguồn lực khan hiếm. Nguồn lực tập trung các các hoạt động xuất khẩu, phát triển các sản phẩm và hoạt động kinh doanh. Và những loại hình sản phẩm này được thể hiện thông qua giá trị của một cơ hội mà đã bị bỏ qua.

Ngoài ra, khi có một doanh nghiệp dồn hết nguồn chi phí khan hiếm này vào một hoạt động. Đó được gọi là quy luật tăng dần của chi phí. Theo nguồn lực của công ty với một đơn vị Opportunity Cost sẽ tăng dần theo.

Cách tính chi phí cơ hội

Đối với lĩnh vực đầu tư chứng khoán, bạn không qua bỏ qua chi phí cơ hội. Bởi một phương án đầu tư có lợi nào đều có liên quan rất lớn đến nguồn chi phí này; nó sẽ giúp rất nhiều cho những nhà đầu tư muốn tìm kiếm những lựa chọn có thể tối ưu hóa được lợi nhuận lên nhiều nhất có thể.

Cách tính chi phí cơ hội
Cách tính chi phí cơ hội

Trước tiên, bạn cần biết cách tính của chi phí cơ hội là gì.

OC (Opportunity Cost) = FO (lợi nhuận của sự lựa chọn tối ưu nhất) – CO (lợi nhuận của phương án đã chọn)

Để dễ hiểu, bạn có thể tham khảo ví dụ như sau:

Chẳng hạn, Nguyễn Văn A muốn đầu tư vào một dự án có số nguồn vốn lên đến 800.000 tỷ VNĐ. Khi đó, bạn Nguyễn Văn A sẽ có một trong hai lựa chọn như sau:

  • Lựa chọn 1:  dùng số vốn 800.000 để đầu tư chứng khoán. Và lợi nhuận sau một năm của anh A sẽ là 11%. Nghĩa là 80.000 tỷ VNĐ sẽ là lợi nhuận trong một năm của anh Nguyễn Văn A.
  • Hoặc với lựa chọn 2: dùng toàn bộ số vốn 800.000 tỷ VNĐ vào một kênh đầu tư khác. Với lợi nhuận một năm sẽ là 8%, tương đương khoảng 64.000 tỷ VNĐ.

Đồng nghĩa, khi anh Nguyễn Văn A lựa chọn đầu tư vào lựa chọn 2. Có nghĩa 16.000 tỷ VNĐ sẽ là chi phí cơ hội của anh Nguyễn Văn A.

Một số định nghĩa liên quan

Để hiểu rõ hơn về chi phí cơ hội là gì, bạn cũng nên biết một số khái niệm liên quan như:

  • Chi phí cơ hội của vốn: khái niệm chi phí của vốn được hiểu là số tiền mà doanh nghiệp đáng ra có thể nhận. Nếu doanh nghiệp có thể lựa chọn được phương án tốt nhất để đầu tư sinh được lợi nhuận. Và đây cũng là một khái niệm vô cùng quan trọng để quyết định đến lợi nhuận thu về quyết định đầu tư.
  • Chi phí cơ hội của hàng hóa: Nguồn vốn cần phải hy sinh của một mặt hàng hàng hóa. Mục đích là để có thể một đơn vị đối với loại hàng hóa đó.

Điểm khác của chi phí cơ hội với chi phí chìm

Trong các quyết định đầu tư của một doanh nghiệp, có hai nguồn lực luôn được lưu ý. Đó là nguồn chi phí cơ hộinguồn chi phí chìm. Và tuy hai nguồn phí này đều được đề ra đầu tiên, với tầm quan trọng của chúng đều khá giống nhau trong bước đưa ra quyết định. Tuy vậy, hai nguồn chi phí này có bản chất riêng biệt.

Chi phí cơ hội
Bên cạnh chi phí cơ hội, chi phí chìm còn rất quan trọng để đề ra các sự lựa chọn đầu tư
  • Đối với chi phí cơ hội:
    • Bản chất: không hoàn toàn là chi phí thực tế. Bản chất là dùng để tả cơ hội có lợi đã bị bỏ qua; khi đã lựa chọn phương án này mà bỏ qua một phương án có lợi khác.
    • Ảnh hưởng quyết định đầu tư: trước khi đưa ra được quyết định đầu tư nào đó thì các doanh nghiệp luôn tính đến nguồn chi phí này.
  • Đối với chi phí chìm:
    • Bản chất: là khoản tiền thực thế đã được chi ra. Doanh nghiệp sẽ không thể thu hồi để thực hiện thêm phương án nào khác.
    • Ảnh hưởng quyết định đầu tư: sẽ bị loại khỏi các quyết định đầu tư vì bản chất là không thể thu hồi lại được.

Xem thêm bài viết: Lãi cộng dồn là gì?

Kết luận

Qua bài viết bạn hẳn cũng đã phần nào hình dung được tầm quan trọng của nguồn chi phí cơ hội (Opportunity Cost) với các quyết định lựa chọn phương án đầu tư của các doanh nghiệp. Và nó ảnh hưởng khác lớn đến tình hình hoạt động. Để có thể đưa ra được lựa chọn phương án tốt nhất. Đầu tiên và luôn cấp thiết nhất là tính đến nguồn chi phí này. Bởi lợi nhuận sẽ được quyết định từ nguồn chi phí này rất nhiều. Hình thức này cũng được áp dụng vào các quy trình đầu tư chứng khoán, bạn hãy tận dụng nó thật hiệu quả nhé.

Tổng hợp: hethongtienao.com

2 thoughts on “Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội chính xác nhất là gì?

  1. Pingback: Chi phí chìm là gì? Tránh cái bẫy chi phí chìm như thế nào? – Hệ Thống Tiền Ảo

  2. Pingback: Chi phí cơ hội là gì? C&aa...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *