Nhiều người khi có nhu cầu vay tín dụng mới phát hiện ra mình bị nợ xấu và không thể vay được. Nợ xấu của khách hàng được ghi nhận trên CIC thông qua việc bạn sử dụng dịch vụ vay mượn tại ngân hàng hay các tổ chức tài chính hợp pháp. Nếu các khoản vay được trả đúng hạn thì bạn sẽ không bị nợ xấu nhưng nếu trễ hạn thì tùy theo thời gian trễ bạn sẽ bị xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ xấu.
Vậy chính xác CIC là gì? CIC cung cấp thông tin nợ xấu của khách như thế nào? Làm sao để kiểm tra được nợ xấu trên CIC? Bạn có thể thoát khỏi tình trạng nợ xấu được không? Cùng tìm hiểu với Hethongtienao.com nhé!
CIC là gì?
CIC là Credit Information Center có nghĩa là Trung tâm thông tin tín dụng. Đây là tổ chức được thành lập bởi Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ việc hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong việc thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích thông tin tín dụng của khách hàng và dự báo mức độ rủi ro khi cung cấp dịch vụ tín dụng.
Cụ thể, các chức năng của trung tâm CIC là gì?
– Đăng ký tài khoản lịch sử tín dụng cho tất cả khách hàng theo QĐ pháp luật hiện hành để mọi người đều có thể tra cứu CIC của mình.
– Làm việc với Ngân hàng và Tổ chức tín dụng để yêu cầu gửi hồ sơ tín dụng của khách hàng về và cập nhật lên hệ thống.
– Phân tích, xử lý thông tin nợ xấu của khách hàng bao gồm cả cá nhân hay tổ chức và lưu trữ thông tin của mọi người.
– Giảm thiểu tối đa các rủi ro tín dụng cho Ngân hàng hay các tổ chức tài chính.
– Cung cấp sản phẩm/dịch vụ tín dụng theo QĐ của pháp luật Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm: Ngân hàng nào tốt nhất hiện nay?
CIC xếp loại nợ xấu của khách như thế nào?
Như mình đã chia sẻ ở trên về chức năng cụ thể của CIC, trung tâm sẽ thu thấp và xử lý dữ liệu của khách hàng và cung cấp các thông tin sau khi tra cứu:
– Các khoản vay đã và đang vay
– Ngân hàng, tổ chức cung cấp tín dụng
– Lí do vay tiền
– Thời gian tất toán khoản nợ
– Lịch sử trả nợ cho tới hiện tại
– Người đi vay có nợ xấu không, nếu có thì thuộc nhóm nào?
– Người vay có tài sản thế chấp hay không
Với khách hàng bị nợ xấu, CIC sẽ chia thành 5 nhóm:
– Nhóm I: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn là vẫn có khả năng thu hồi đầy đủ nhưng khách bị trễ từ 1 tới 10 ngày và bị phạt trả lãi 150%.
– Nhóm II: Nhóm nợ cần chú ý là khoản nợ mà khách hàng trễ từ 10-89 ngày
– Nhóm III: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn là khoản nợ mà khách hàng trễ từ 90-180 ngày
– Nhóm IV: Nhóm nợ nghi ngờ là khoản nợ mà khách hàng trễ từ 181-360 ngày
– Nhóm V: Nhóm nợ có nguy cơ mất vốn là khoản nợ mà khách hàng đã trễ hạng hơn 360 ngày.
Cách tra cứu CIC online miễn phí
Bạn có thể kiểm tra thông tin nợ xấu của mình bằng các cách sau:
– Ngân hàng mà bạn đang đề nghị vay vốn sẽ tra cứu cho bạn, thông thường ngân hàng sẽ trả phí cho CIC để tra cứu thông tin tín dụng của khách. Phần này ngân hàng bạn vay vốn sẽ tra cứu cho bạn nên không tính phí.
– Kiểm tra tại CIC Ngân hàng nhà nước (hiện có trụ sở tại Hà Nội và Hồ Chí Minh). Phí tra cứu là 30.000 đồng/lần theo hệ thống phí NH.
– Tự tra cứu CIC online tại website https://cic.gov.vn/ . Bạn được tra cứu miễn phí mỗi năm một lần.
Cách để tự tra cứu CIC online miễn phí:
Bước 1: Bạn truy cập vào website https://cic.gov.vn/ nếu là cá nhân hoặc tổ chức thông thường. Ngân hàng hay tổ chức tín dụng mới được quyền tra cứu trên link https://cic.org.vn/.
Bước 2: Click vào nút “Đăng ký” ở góc trên bên phải màn hình. Sau đó điền các thông tin được yêu cầu như hình bên dưới.
Bước 3: Điền mã OTP mà hệ thống gửi về số điện thoại bạn cung cấp ở bước 2, sau đó click vào “Tôi xin chấp nhận điều khoản cam kết” và nhấn “Tiếp tục”.
Bước 4: Chờ CIC phê duyệt và đăng nhập bằng tài khoản được cấp.
Bạn có thể thoát khỏi tình trạng nợ xấu được không?
Thông thường, khách hàng bị nợ xấu sẽ rất khó để vay vốn, một số ngân hàng vẫn xét duyệt cho khách đang bị nợ xấu nhóm I, II nhưng không hỗ trợ vay tiền dưới bất cứ hình thức nào dù là thế chấp, tín chấp hay mở thẻ tín dụng nếu bạn đang thuộc nhóm nợ xấu từ 3 tới 5.
Tuy nhiên, lịch sử nợ xấu sẽ được xóa sau 5 năm nếu thuộc nợ xấu nhóm 3-5 và sau 12 tháng nếu thuộc nhóm 2. Vì vậy nếu bạn cần vay tiền ngay thì cách nhanh chóng nhất là hãy liên hệ với ngân hàng đang bị nợ tín dụng và tất toán toàn bộ khoản nợ quá hạn cũng như lãi phát sinh,…
Một vài lời khuyên để cải thiện đểm số tín dụng của bạn trên báo cáo của CIC:
– Cố gắng trả nợ đúng hạn và nếu trễ thì tất toán khoản nợ đó sớm nhất có thể.
– Không nên vay vốn ở quá nhiều ngân hàng hay các tổ chức tín dụng vì nó sẽ tăng rủi ro tất toán toàn bộ khoản nợ của bạn.
– Không tùy tiện đứng tên trên các hồ sơ vay thay cho người khác.
– Xem xét khả năng chi trả khi sử dụng các sản phẩm tín dụng đặc biệt là thẻ tín dụng. Lưu ý là nếu mở thẻ thì đừng hủy thẻ tín dụng trước 6 tháng vì sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.
Kết luận
Trên đây mình đã chia sẻ với các bạn về CIC là gì? CIC cung cấp thông tin nợ xấu của khách như thế nào? Làm sao để kiểm tra được nợ xấu trên CIC? Bạn có thể cải thiện tình trạng nợ xấu được không? Bất kỳ khoản vay tín dụng nào bao gồm cả mở thẻ tín dụng đều được lưu trữ trên CIC và ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Cho nên nếu không muốn gặp khó khăn trong những khoản vay sau này hãy theo dõi các khoản nợ của mình và cố gắng trả nợ đúng hạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: Ví trả sau Momo là gì?
Tổng hợp: Hethongtienao.com