EOS coin là gì? Có nên đầu tư vào đồng EOS coin?

Từng là nền tảng xây dựng ứng dụng phi tập trung (DApps) tốt nhất, EOS đã từng được xem là đối thủ xứng tầm Ethereum, và với The Sandbox cùng Zcash. Tuy vậy, sự phát triển của EOS Coin lại dần trở nên kém đi, các nhà đầu tư mất niềm tin. Thế nhưng, hiện tại đồng coin lại thu hút một số lượng lớn nhà đầu tư. Và giá EOS coin đang có dấu hiệu tăng trở lại. Vậy, đồng EOS coin là gì? Có tính năng gì nổi bật không? Và tiềm năng của đồng coin có đáng để đầu tư? Hãy cùng hethongtienao.com tìm hiểu qua bài viết này nhé!

EOS là gì?

Đồng EOS Coin là đồng token chính trong nền tảng EOS. EOS là nền tảng phát triển với mục đích xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApps) và các hợp đồng thông minh với hệ sinh thái EOS.io. EOS.io – một nền tảng mã nguồn mở – xử lý các giao dịch với tốc độ nhanh và chi phí cực thấp nhờ vào cơ chế quản lý tài nguyên. EOS tương tự như CHPlay trên Android hoặc App Store trên IOS.

EOS xuất hiện lần đầu ICO vào ngày 26/06/2017 và kết thúc vào ngày 1/6/2018. Nhắc đến EOS ta sẽ nhắc đến đợt ICO dài nhất và thành công nhất.

EOS
EOS – nền tảng xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApp)

Điểm khác của EOS với các dự án blockchain còn lại nằm ở chỗ nó giúp đơn giản hóa quá trình xây dựng DApp. Đặc biệt tăng tính trải nghiệm của người dùng trên EOS. Thông qua công nghệ blockchain, người dùng có thể tự triển khai các ứng dụng DApps dễ dàng, thông qua cấu trúc hệ điều hành. Cấu trúc bao gồm hệ thống tài khoản, các trình xác thực, và cơ sở dữ liệu. Qua đó, cấu trúc hệ điều hành giúp đồng bộ và lên lịch cho các DApps trên nhiều lõi hoặc nhiều cụm CPU.

Điểm nổi bật của EOS là:

Khả năng mở rộng

15 đến 20 giao dịch / giây là giới hạn của Ethereum hiện tại. So sánh với EOS, hiện tại nền tảng này có số lượng giao dịch / giây nhiều hơn rất nhiều so với Ethereum. Chính vì vậy, EOS trở thành một trong những nền tảng blockchain có khả năng mở rộng cao. Tuy nhiên, việc xuất hiện của Ethereum 2.0 đã giải quyết vấn đề về thời gian giao dịch.

Cơ chế đồng thuận

EOS sử dụng cơ chế đồng thuận DPoS – Delegated Proof of Stake. DPoS hiểu là bằng chứng cổ phần được ủy quyền – cơ chế được phát minh bởi Dan Larimer, và cũng là một người trong đội ngũ sáng lập EOS.

DPOS
EOS Coin sử dụng cơ chế đồng thuận DPos (Delegated Proof of Stake)

Trong mô hình DPoS, người sở hữu token – EOS coin, không cho phép giao dịch. Mà, sẽ bỏ phiếu để chọn người xác minh. Người bỏ phiếu được gọi là Block Producers. Những Block Producers nhận thưởng được sau khi xác minh. Để giữ anh toàn cho mạng lưới và thực hiện xác minh sẽ có tổng cộng 21 Block Producers.

Phí giao dịch

Việc triển khai blockchain luôn gặp thách thức là chi phí giao dịch. Chẳng hạn như với mạng lưới Ethereum, các giao dịch đều tốn phí gas. Mặt khác, phí giao dịch cũng chịu tác động từ khối lượng giao dịch và độ phức tạp của mạng lưới.

Tuy nhiên, nền tảng EOS lại có cách hoạt động khác. Việc giao dịch trên EOS gần như không tốn phí. Những Block Producers không có giới hạn về phần thưởng khối từ EOS. Do đó đã mang đến sự lạm phát trong EOS.

Bạn có thể xem thêm dự án Waltonchain WTC Coin.

Blockchain của EOS là gì?

Nhắc đến Blockchain EOS, có thể bạn sẽ nghe nói đến EOSIO hoặc Block.one. Liệu chúng có phải là một không? Nếu chúng không phải là một, chúng có điểm gì khác? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

EOSIO là gì?

EOSIO là một nền tảng Blockchain thuộc EOS. Blockchain EOSIO mang đến bộ giải pháp bao gồm mã nguồn và các công cụ giúp cho những người lập trình dApps trên EOS. Chi tiết giải pháp EOSIO mang đến:

  • EOSIO Core: Một công cụ gồm hỗ trợ các lập trình viên các Block cơ bản. Bao gồm các Nodes và Smart Contract, Cleos. Giúp những nhà lập trình dApps có thể xây dựng, phát triển và tương tác trên Blockchain Protocol của EOS.
  • EOSIO Tools: Một thư viện mã nguồn mở, giúp các lập trình viên có tư liệu xây dựng các dApps. Những mã nguồn mở bạn có thể tìm thấy trên EOSIO là EOSTIO.CFT, EOSJS, Demuk,… hoặc SDK và bộ Toolkot Ricardian.
  • EOSIO Labs: Kho lưu trữ các bộ mã cơ sở và tiêu chuẩn. Chúng bao gồm các Assert Mainifest Security Model, EOSIS Explorer,… và Webauthn Example App. EOSIO Labs dành cho các nhà lập trình dApp sử dụng thử nghiệm.

Các công cụ EOSIO mang đến hiệu quả cho các lập trình viên xây dựng các dApps. Chúng không chỉ hỗ trợ mà tập trung chính vào các lập trình viên. Mục tiêu của EOSIO là tạo cơ hội để họ phát triển các ứng dụng phi tập trung tốt và chất lượng nhất mang đến cho người sử dụng.

Block.one là gì?

Blockchain Block.one là một giải pháp của EOS mang mục tiêu mở rộng. Block.one kết hợp với EOSIO hướng đến mục tiêu được chấp nhận thanh toán và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu – Mass Adoption. Mục tiêu cụ thể của nó là:

  • Khả năng mở rộng: Thu hút nhiều người dùng với nhiều ứng dụng dApps hơn.
  • Các nhà lập trình: Hỗ trợ các công cụ phát triển dApps tốt hơn.
  • Người dùng: Mở rộng khả năng người dùng và mang đến trải nghiệm tốt hơn.
  • Doanh nghiệp: Tuân thủ tốt hơn, linh hoạt hơn.
Block.one
Block.one – giải pháp mở rộng EOS

Có thể bạn đã biết hoặc chưa biết, thì Block.one là tên một công ty được đăng ký tại Cayman. Block.one mang đến các giải pháp công nghệ blockchain. ưu điểm của các Blockchain của Block.one là có hiệu năng sử dụng cao. Bên cạnh EOS thì một sản phẩm nổi bật khác của Block.one là Voice.

Cơ chế đồng thuận Blockchain EOS

Cơ chế đồng thuận của Blockchain của EOS Coin là BFT-DPOS.

Cơ chế đồng thuận DPOS (Delegated Proof of Stake) là cơ chế Bằng chứng ủy quyền cổ phần. DPOS có những chức năng:

  • DPOS hỗ trợ những Holders sử dụng EOS Coin, thông qua hệ thống Continuous Approval Voting System, bỏ phiếu chọn các Block Producer. Cơ chế này còn được gọi là Hệ thống bỏ phiếu phê duyệt liên tục.
  • Delegated – cơ chế ủy quyền, mà trong đó, người sở hữu Coin EOS tham gia vào các Block Producers, thông qua bỏ phiếu. Mặt khác, các Producers còn có khả năng tham gia tạo các Block, nếu họ có đủ số phiếu.

Còn đối với BFT (Byzantine Fault Tolerance) là hệ thống chịu lỗi. Cơ chế BFT có chức năng:

  • Hệ thống BFT có khả năng giữ an toàn cho mạng máy tính, trong việc phân tán các hoạt động. Các hoạt động này bao gồm các mong muốn và chấp nhận các đồng thuận chính xác. Hơn nữa, nếu xuất hiện các Node lỗi, thì cơ chế BFT vẫn hoạt động.
  • Cơ chế BFT-DPOS giúp các Producers có thể tham gia vào các Block. Điều kiện là các Producers không cùng lúc Sign 2 Block. Hay họ không cùng 1 Block Height.

BFT-DPOS có chức năng chính giúp EOS Blockchain chỉ trong vòng 1 giây là có thể đạt được cơ chế đồng thuận.

Phí giao dịch của Blockchain EOS Coin

Phí gas, hay tx fees (transaction fees, là một khoản phí cần có để thực hiện các giao dịch, trên một số Blockchain. Và, khoản phí này được sử dụng như phần thưởng hoạt động dành cho các thợ đào (miner) hoặc các Nodes.

Tuy nhiên, trên Blockchain EOS, người dùng không tốn phí khi giao dịch EOS Coin. Trên EOS, các Producers Block không nhận phần thưởng từ phí gas mà nhận phần thưởng khối. Đây là phần thưởng được thiết kế ngày đầu của dự án. Và nó không ảnh hưởng đến các hoạt động của Producers Block. Dẫn đến, để duy trì hoạt động EOS phải luôn có phần thưởng khối, và nó sẽ không có giới hạn. Đây có thể là một nhược điểm, vì dễ tạo ra lạm phát trong mô hình của EOS.

EOS coin là gì?

EOS coin là đồng token quản trị chính trên nền tảng EOS. Người nắm giữ EOS coin có thể giao dịch, mua bán để kiếm lời trên các sàn giao dịch tiền ảo. Hoặc sử dụng đồng token EOS để có thể sử dụng các tài nguyên trên blockchain EOS phát triển các DApps.

Thông tin đồng EOS coin

EOS Token
Thông tin cơ bản đồng EOS Token
  • Tên token: EOS Token.
  • Ticker: EOS.
  • Blockchain: eos.io & BNB Smart Chain.
  • Tiêu chuẩn token: BEP-20 (BNB Smart Chain) và ERC-20 (Ethereum).
  • Contract BNB Smart Chain: 0x56b6fb708fc5732dec1afc8d8556423a2edccbd6.
  • Tổng cung: Không giới hạn.
  • Nguồn cung lưu hành: 1.026.852.644 EOS.

Đang có nhiều sàn giao dịch đang hỗ trợ mua bán đồng EOS Coin. Hiện đồng coin đang được niêm yết trên hầu hết các sàn, như Binance, sàn CoinTiger, Mandala,… hoặc sàn OKEx. Tuy nhiên, lưu ý rằng đồng EOS chỉ chấp thuận giao dịch với các các đồng Bitcoin, đồng ETH và USDT.  Về việc lưu trữ đồng EOS, bạn có thể sử dụng các ví tiền ảo như: Ví Metamask hoặc ví Trust,… và ví Ledger.

EOS coin dùng để làm gì?

  • EOS coin dùng để phí thanh toán các giao dịch trên mạng lưới EOS.
  • Người nắm giữ đồng EOS coin có điều kiện sử dụng tài nguyên và phát triển các DApp.
  • Dùng đồng EOS để bỏ phiếu block producers để staking EOS nhận thưởng theo cơ chế đồng thuận DPoS.
  • Đồng EOS là phần thưởng cho các nhà phát triển khối mới.

Có nên đầu tư EOS coin?

EOS từng được xem là đối thủ cạnh tranh với Ethereum. Tuy nhiên, giá EOS coin hiện tại lại thấp hơn rất nhiều so với đồng ETH coin. Dù rằng khi ra mắt EOS đã được dự đoán về một tương lai đầy hứa hẹn với nhiều kế hoạch rộng mở. Nhưng, hiện tại đội ngũ phát triển vẫn chưa thể hoàn thành được các kế hoạch đề ra trước đó. Đồng EOS coin vẫn chưa thể đột phá.

Tuy rằng, giá EOS coin trước đó đã sụt giảm nghiêm trọng. Nhưng hiện tại giá EOS coin đang có dấu hiệu tăng trở lại. Thế nhưng, nếu bạn quyết định đầu tư vào đồng EOS coin. Bạn hãy cân nhắc thật kỹ, và tìm hiểu thật kỹ về dự án EOS nhé!.

Bên cạnh đồng EOS coin bạn có thể xem thêm đồng OOE coin.

Ưu điểm đầu tư EOS Coin

EOS là một nền tảng tốt để xây dựng và phát triển các dApps. Ngoài ra, Bullish Exchange là một sàn tiền điện tử riêng của EOS, dù chưa phổ biến như các sàn giao dịch lớn khác, nhưng nó hứa hẹn sẽ mang đến nhiều tính năng nổi bật cho người dùng. Và dù giá EOS trong thời gian dài tụt giảm, nhưng hiện tại nó đang dần khôi phục trở lại. Dưới đây là một vài lý do bạn có thể tham khảo trước khi quyết định có đầu tư vào EOS Coin hay không.

EOS Coin khá phổ biến

Xuất hiện trên thị trường trong vài năm trở lại, EOS đã có đến 650 dApps. Có nhiều nhà đầu tư biết về đồng tiền điện tử này.

Mặt khác, nếu khối lượng giao dịch EOS tăng sẽ dẫn đến tính khoản của đồng tiền cũng tăng lên. Vào ngày 20/03/2023 khối lượng trong 24h, theo Coinmarketcap, đã tăng lên 30.28% – đạt 5,448,750,959,099đ.

Giá EOS
EOS là một trong số các đồng Coin phổ biến với các nhà đầu tư và các nhà lập trình dApp

Hơn nữa, giá EOS Coin trong những tháng đầu năm 2023 đang tăng. Hứa hẹn một tương lai cho đồng tiền điện tử này.

Định giá EOS thấp

Hơn 650 dApps đã được tạo ra trên dự án EOS. Nhìn vào con số này, có thể nói rằng blockchain của EOS là một nền tảng tốt cho việc tạo các dApps. Và, nếu bạn so sánh EOS với các nền tảng nổi tiếng khác, như ETH hay DOT, hoặc SOL,… thì giá trị của EOS thấp hơn rất nhiều.

Một dự án có Token chính có hơn 600 dApps với khả năng giải quyết các giao dịch trên nền tảng DeFi. Thật khó để nói khi giá của nó lại thấp đến như vậy. Ngoài ra, đồng EOS Coin có khối lượng giao dịch lớn hàng tháng. Liệu giá EOS có tăng lên trong tương lai?

Nguồn cung EOS Coin

Vì sao nguồn cung lại là một ưu điểm của đồng EOS Coin? Hiện tại, vào ngày 20/03/2023, tổng nguồn cung của EOS là 1,084,371,464. Và nguồn cung lưu thông là 1,081,263,745 EOS. Đồng nghĩa rằng, lượng cung lưu thông đang gần bằng với tổng cung. Với điều này, đồng EOS sẽ tránh được tình trạng lạm phát. Khi nguồn cùng của EOS giới hạn dần và khi có thêm người tham gia vào dự án, giá EOS Coin sẽ tăng lên.

Sàn giao dịch

Bullish Global là một sàn tiền điện tử chạy trên Blockchain EOS, ra mắt vào ngày 11/05/2021. Và dự án này đã nhận được tổng số tiền tại trợ lên đến 10 tỷ $.

Ưu điểm đầu tiên của sàn giao dịch chạy trên EOS Blockchain là cung cấp tính thanh khoản cao.  Nhất là vào ngày 14/05/2021 EOS Token đã đạt mức cao nhất là 14.45$.

Nhìn vào lịch sử giá, bạn có thể thấy giá EOS đang tăng trở lại so với thời gian trước đó, dù không đáng kể. Tuy nhiên, giá EOS Coin đã có thời điểm tụt giảm nghiêm trọng. Trong tương lai, nếu sàn giao dịch này thành công thu hút người tham gia, giá EOS sẽ khôi phục và tăng mạnh mẽ trở lại hơn nữa.

Phần thưởng người sở hữu EOS Token

EOS có tính năng phân bổ tài nguyên và đặt phần thưởng. Trên Blockchain của đồng coin, nếu bạn sở hữu một đồng coin với số dư tối thiểu cụ thể. Bạn có thể xác thực giao dịch và nhận phần thưởng. Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư đã đánh giá cao về đồng EOS Token, Tạo tiền đề giúp dự án thu hút thêm nhiều người mới tham gia hơn.

Mô hình EOS PowerUp

EOS PowerUp là một mô hình cấp nguồn cho tài khoản người dùng mạng Blockchain EOS trả phí trong 24h. Nhờ thế, người dùng không cần trả phí cho từng giao dịch mà tự do giao dịch trên mạng EOS trong cùng khoảng thời gian.

Bên cạnh đó, nhờ vào việc gửi các Token chưa sử dụng bằng mô hình EOS PowerUp, người dùng sẽ nhận được một khoản lợi nhuận.  Mô hình này được tạo ra nhằm mục tiêu cạnh tranh với mạng Ethereum. Tuy nhiên, việc xuất hiện Ethereum 2.0 đã giải quyết rất nhiều vấn đề trước đó cho các nhà đầu tư.  Nhìn chung, thật khó để EOS Blockchain có thể cạnh tranh với Ethereum.

Hạn chế của EOS Coin

Bên cạnh những ưu điểm đã nhắc đến trong phần trên, EOS Coin còn có khá nhiều hạn chế.

EOS Coin và các đối thủ khác

Sự cạnh tranh là điều thường thấy giữa các đồng coin trên thị trường tiền điện tử. Nhất là sự cạnh tranh này khá gay gắt. Tuy rằng EOS là một nền tảng hỗ trợ tốt trong việc phát triển và khởi chạy các dApps. Thế nhưng, xét về thị trường này, đã có rất nhiều cái tên lớn khác triển khai nền tảng ứng dụng dApps. Chẳng hạn một vài cái tên như: Uniswap V3 hay PancakeSwap. Và phần lớn có rất nhiều đồng coin triển khai dApps tốt hơn EOS Coin rất nhiều.

EOS Token
Rất khó để EOS Coin cạnh tranh được với các đồng Coin khác trên thị trường nếu không đột phá

Một trong những blockchain nổi tiếng, phổ biến và sở hữu lượng người dùng đông đảo nhất trên thị trường tiền ảo chính là Ethereum. Ethereum không chỉ sở hữu về công nghệ blockchain vượt trội, mà còn vượt trội về số lượng người tham gia. EOS vừa phải cạnh tranh với Ethereum, và còn cạnh tranh với những cái tên lớn khác như Cardano, Polkadot, Polygon,… hay Solano và Tron. Vậy nên, để chứng minh EOS vượt trội hơn, nó cần phải sở hữu những công nghệ mới, nổi bật và đặc biệt hơn.

EOS ảnh hưởng từ giá BTC

Hẳn bạn cũng biết đồng coin mở ra thị trường tiền điện tử chính là Bitcoin. Và hầu hết các đồng tiền ảo sau này đều ít nhiều học tập, đi theo đồng Bitcoin. Ngay cả đồng EOS Coin cũng không phải là ngoại lệ.

Đồng tiền điện tử Bitcoin có sức ảnh hưởng rất mạnh đến thị trường. Nhất là với các đồng coin khác. Một trong những điều kiện giúp bạn đầu tư thành công các đồng coin nói chung, và đồng EOS Coin nói riêng, là luôn quan sát sự biến động của đồng BTC. Điều này dẫn đến những bất cập cho các nhà đầu tư. Sẽ thật tốt, nếu EOS có thể độc lập và riêng biệt hơn. Chắc chắn khi đó EOS sẽ thu hút được nhiều người vì sự đặc biệt riêng của nó. Tuy nhiên, đó sẽ là một cả một quá trình lâu dài.

Không có đột phá mới

Kể từ thành công của đợt ICO đến nay, EOS vẫn chưa có đột phá mới, nếu chưa nói rằng nó đang dần tụt lại so với các đồng Coin khác. Tuy rằng, các đại diện của EOS đã từng có ý kiến rằng so với các nền tảng DeFi khác, hoạt động của EOS Coin sẽ tốt hơn. Đặc biệt, nó sẽ trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ so với Ethereum. Bên cạnh đó, một vài chuyên gia về lĩnh vực Blockchain cũng chỉ ra rằng EOS trong tương lai có tiềm năng để chiếm lĩnh thị trường dApps.

Và dù rằng, số lượng các dApps đang triển khai và hoạt động trên nền tảng EOS rất ấn tượng. Nhưng cái tên đang chiếm lĩnh DeFi hiện tại vẫn mang cái tên Ethereum. Không chỉ vậy, ngày càng có nhiều cái tên mới xuất hiện, sở hữu công nghệ vượt trội và ấn tượng không kém cạnh. Ưu điểm lúc này của EOS Coin mang đến cho người dùng vẫn rất tốt, như thực hiện nhanh các giao dịch với chi phí rẻ. Thế nhưng, EOS vẫn chưa được như kỳ vọng của nhiều người.

Tiềm năng phát triển của EOS Coin?

Tuy sở hữu những ưu điểm nổi bật, thế nhưng EOS Coin vẫn không để lại ấn tượng mạnh cho mọi người. Về cơ bản, EOS là một đồng coin nền tảng. Và nó sở hữu một Blockchain sở hữu nhiều dApps đang hoạt động. Nhưng nếu đem so sánh với nhiều dự án khác, thật khó để EOS cạnh tranh lại. Nhất là, trong một thời gian EOS đã tụt hậu và không có quá nhiều đột phá mới. Một điểm tích cực của đồng coin là giá EOS Coin đang dần khôi phục trở lại.

Bên cạnh đó, Bullish Global – sàn giao dịch chính thức của EOS, ra mắt vào 14/05/2021. Sàn giao dịch đã và đang hoạt động trên nhiều quốc gia. Và đồng Token chính của nó chính là EOS Coin. Tuy nhiên, Bullish Exchange của EOS lại không quá phổ biến trên thị trường. Còn chưa kể đến, một khi nhắc đến các sàn tiền điện tử, nhiều người sẽ lựa chọn các sàn giao dịch lớn khác thay vì kể tên Bullish Exchange. Chẳng hạn các sàn Binance, hay sàn Kucoin,… sàn Huobi, thì Bullish Exchange của EOS khó mà cạnh tranh lại. Hy vọng rằng trong tương lai, đội ngũ phát triển của EOS sẽ có những cải tiến đột phá mới.

Lời kết

Nhìn chung, EOS là một dự án đầy hứa hẹn kể từ khi mới ra mắt, dù cho vẫn còn nhiều lời hứa chưa được hoàn thành của EOS. Mặt khác thì ưu điểm của EOS là xây dựng nên một nền tảng tốt nhất cho các nhà phát triển DApps. Dù hiện tại dự án đã không còn hào quang khi xưa. Thế nhưng giá của nó trong thời gian này đang dần khôi phục trở lại. Tuy vậy, nếu bạn muốn đầu tư vào EOS, bạn vẫn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.

Trên đây là toàn bộ thông tin về EOS coin được hethongtienao tổng hợp. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết, trân trọng!

Tổng hợp: hethongtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *