Evening Star là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình nến sao hôm

Mô hình nến nhật đã quá quen thuộc với các Trader. Đây là mô hình cung cấp các tín hiệu đảo chiều xu hướng thị trường chuẩn xác nhất, được tin dùng nhất hiện nay. Đặc biệt trong các mô hình nến đảo chiều, không thể không nhắc đến mô hình nến sao hôm – Evening Star. Đây được xem là mô hình cung cấp tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ nhất. Nếu bạn muốn tìm thời điểm lý tưởng nhất để đặt các lệnh giao dịch ngoại hối, chứng khoán,… bạn không thể bỏ qua mô hình nến sao hôm.

Evening Star (mô hình sao hôm) là một công cụ phân tích tuyệt vời hỗ trợ cho các Trader xác định xu hướng đảo chiều; đặc biệt là những bạn thích chiến thuật giao dịch theo hướng di chuyển của giá và dự đoán tâm lý thị trường. Vậy thì bạn không thể nào bỏ qua được mô hình nến sao hôm.

Vậy, mô hình nến sao hôm là gì? Nó có đặc điểm nào nổi bật? Sự hình thành của nến sao hôm có ý nghĩa gì? Có bao nhiêu mô hình nến đảo chiều sao hôm? Cách giao dịch nào với sao hôm mới hiệu quả và có cần chú ý điều gì không? Để giải đáp tất cả những thắc mắc này. Bạn hãy đọc bài viết dưới đây!

Mô hình nến Evening Star (nến sao hôm) là gì?

Nếu mô hình nến sao mai (nến Morning Star) giúp người dùng xác nhận tín hiệu đảo chiều xu hướng giảm sang tăng; thì ngược lại, mô hình nến sao mô cung cấp tín hiệu cho người dùng xác nhận tín hiệu đảo chiều tăng sang giảm; thông thường, mô hình sao hôm xuất hiện ở cuối của mộ xu hướng tăng.

Cấu trúc của nến Evening Star bao gồm ba cây nến. Một cây nến thứ nhất lớn thể hiện giá tăng, nến thứ hai nhỏ có thể tăng hoặc giảm, nến thứ ba sẽ là nến lớn giảm mạnh.

Hình dáng của nến sao hôm khá giống với mô hình Bearish Harami. Ta sử dụng mô hình để xác nhận giá liệu có khả năng giảm dần hay không. Từ đó, tìm thời điểm đặt các lệnh giao dịch để hiệu quả hơn.

Điểm đặc trưng của mô hình Evening Star 

Cấu trúc hình thành của mô hình Evening Star bao gồm ba cây nến; mỗi cây nến đều sở hữu đặc điểm khác nhau. Xác định được mô hình cần bạn phải biết rõ từng đặc trưng của từng cây nến, để có thể phân tích và sử dụng hiệu quả mô hình tốt hơn.

  • Nến thứ nhất: luôn là cây nến lớn thể hiện giá tăng. Màu sắc của nến là màu xanh. Đặc trưng với phần thân dài; nếu càng dài tín hiệu cung cấp càng chính xác; mô hình càng hoàn thiện để phân tích thị trường.
  • Nến thứ hai: đặc trưng là thân và bóng đều ngắn, không có phần thân. Vì thế, đây có thể là nến Doji, hoặc nến con xoay (Spinning Tops). Giá thể hiện tại nến thứ hai có thể là giá tăng, cũng có  thể là giá giảm. So với cây nến thứ nhất, giá đóng cửa có thể cao hơn, cũng có thể tương đương giá.
  • Nến thứ ba: đặc trưng là phần thân dài và luôn là nến thể hiện giá giảm. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là phần thân của nến thứ ba sẽ có giá mở cửa dưới một nửa so với nến thứ nhất; và so với nến thứ hai giá mở cửa hoàn toàn thấp hơn.
Nến Evening Star
Đặc trưng mô hình nến Evening Star

Lưu ý: lực đảo chiều của xu hướng càng lớn khi nến càng dài. Khả năng đảo chiều càng lớn nếu xuất hiện khoảng cách GAP của nến đầu và nến hai; GAP nến hai và nến xuất hiện thì tín hiệu đảo chiều càng củng cố hơn. Cuối cùng, khi phân tích mô hình, bạn chỉ nên chú ý đến phần thân nến, không cần quá chú trọng phần bóng nến.

Những dạng nến Evening Star phổ biến

Những Trader chuyên nghiệp có lẽ sẽ quá quen thuộc, nhưng với những bạn còn non kinh nghiệm, sẽ khó để phân biệt được, trước khi phân tích, mô hình nến sao hôm. Nguyên nhân là vì Evening Star có rất nhiều biến thể khác nhau; xuất hiện tại nhiều trường hợp khác nhau; tạo sự khó khăn cho các bạn mới nắm bắt, phân tích.

Mục đích là để bạn không đánh mất cơ hội nắm bắt đúng thời điểm vào lệnh lý tưởng. Bạn hãy xem và cố gắng ghi nhớ những điểm cơ bản của mô hình sao hôm biến thể thông dụng sau đây.

Mô hình nến sao hôm lùn (Low Star)

Mô hình nến sao hôm lùn bạn có thể nhận diện thông qua cây nến thứ hai. Và sẽ có một trong hai trường hợp hình thành như sau:

  • Trường hợp thứ nhất nếu nến thứ hai là nến đỏ (nến giảm). Nến thứ hai sẽ có giá đóng cửa tương đương giá với nến thứ nhất. Và hầu như không bao giờ có giá thấp hơn.
  • Trường hợp thứ hai nếu nến thứ hai là nến xanh (nến tăng). Nến thứ hai có giá mở cửa tương mức giá đóng cửa của nến thứ nhất; và gia không bao giờ thấp hơn.

Mô hình nến sao hôm mạnh (Heaving Star)

Mô hình nến sao hôm mạnh hình thành khi giá đóng cửa của cây nến thứ ba có giá thấp hơn cây nến thứ nhất với mức giá mở cửa. Bạn cũng có thể lý giải sự hình thành này thể hiện bên đang bán ở vị thế mạnh hơn và áp đạo hơn so với vị thế của bên mua.

Trong mô hình sao hôm mạnh nếu cây nếu giá đóng cửa của cây nến tiếp theo so với cây nến thứ ba thấp hơn, tín hiệu xu hướng đang đảo chiều di chuyển xuống mạnh mẽ đang được củng cố, và chuẩn xác.

Mô hình nến bắn sao hôm (Shooting Star)

Bạn có thể nhận thấy bóng của cây nến thứ hai rất dài trong mô hình bắn sao hôm. Tên gọi cũng dựa vào hình dạng của nó; trông rất giống một ngôi sao đang được bắn lên cao.

Ở mô hình bán sao hôm, cây nến thứ ba, lức bắn mới là quan trọng trong quyết định các tín hiệu đảo chiều. Màu sắc, xanh hay đỏ, của mô hình không cần quá quan tâm, vì nó không quan trọng.

Mô hình nến sao hôm rơi (Dropping Star) 

Phần bóng nến thứ hai của mô hình nến sao mai rơi khá dài. Hình dạng của nó giống như ngôi sao đang rơi xuống; cũng là nguồn gốc của cái tên sao hôm rơi – Dropping Evening Star.

Mô hình Evening Star
Có rất nhiều biến thể của mô hình Evening Star

Cũng tương tự như với bắn sao hôm; nến thứ ba, màu xanh hay màu đỏ không quan trọng, lức bán của nó mới quan trọng.

Sự hình thành mô hình nến Evening Star có ý nghĩa gì?

Muốn phân tích thị trường, giao dịch với những lệnh đặt đúng thời điểm lý tưởng; bạn không thể không hiểu được kiến thức cơ bản nhất của mô hình nến sao hôm; đó là việc hình thành của mô hình có ý nghĩa gì trên thị trường. Mỗi tâm lý của thị trường diễn biến ra sao đề thể hiện thông qua từng cây nến.

  • Quyền kiểm soát của bên mua với thị trường được thể hiện thông qua cây nến thứ nhất (màu xanh). Giá đang tăng và sẽ tiếp tiếp tục trong trường hợp này.
  • Bên mua đang bị kìm hãm bởi bên bán thể hiện thông qua cấy nến thứ hai. Khi này, trên thị trường, giữa sức mua và sức bán đang dần cân bằng.
  • Tín hiệu đảo chiều càng mạnh mẽ khi có xuất hiện khoảng cách GAP từ cây nến thứ hai và cây nến thứ ba.
  • Đa có một sự áp đảo trên thị trường từ bên bán. Lúc này sức bán đang ngày một tăng mạnh mẽ hơn.
  • Chỉ cần chú ý đến phần thân và phần đuôi của cây nến khi phân tích nến Evening Star. Khả năng đảo chiều sẽ càng mạnh khi chiều dài của cây nến nào càng lớn, và ngược lại.

Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình Evening Star

Sau khi đã tìm hiểu những kiến thức cơ bản của nến Evening Star. Tiếp theo, bạn cần nên chú ý đến phần này; Hệ thống tiền ảo sẽ giúp bạn tìm hiểu cách sử dụng mô hình hiệu quả nhất để giao dịch có lợi nhuận.

Bạn chỉ cần thực hiện tương tự hai bước sử dụng như sau:

Bước 1: Chọn khung thời gian lý tưởng để giao dịch

Tìm đúng điểm vào lệnh đẹp không phải việc đơn giản. Nhiều Trader, dù cho đã có nhiều kinh nghiệm, đôi lúc cũng phạm phải sai lầm khi vào lệnh với thời điểm không mấy tốt cho lắm.

Do đó mà để tìm đúng thời điểm lý tưởng để vào lệnh giao dịch đẹp. Bạn cần phải chọn đúng khung thời gian lý tưởng nhất. Bạn có thể tham khảo cách chọn khung thời gian như sau:

  • Khung thời gian 1 phút: M1 – lý tưởng để chọn dùng quyền chọn để đặt cách lệnh ngắn hạn, dưới 5 phút.
  • Khung thời gian 5 phút: M5 – thích hợp để bạn loại bỏ các tín hiệu không chính xác trên thị trường vì khung này lớn hơn khung M1.
  • Khung thời gian 15 phút: M15 – lớn hơn, bạn sẽ nhận được các tín hiệu chính xác hơn và nhiều, nhanh hơn; khắc phục được nhiều hạn chế của khung 1 phút và khung 5 phút.
  • Ngoài ra, chọn khung 1 giờ (H1) sẽ giúp bạn xác định xu hướng dài hạn của thị trường. Hoặc chọn khung 4 giờ (H4)  sẽ giúp bạn xác định được thời điểm vào lệnh tiềm năng nhất.

Ngoài ra, nhiều Trader có kinh nghiệm có chia sẻ; rằng hai khung thời gian lý tưởng nhất để vào lệnh giao dịch với Evening Star chính là khung thời gian 5 phút và khung thời gian 15 phút. Tiếp đến, thích hợp sau đó là khung thời gian 4 giờ và khung thời gian D1.

Dựa vào kinh nghiệm chia sẻ này, cùng một vài điều chỉnh, tùy vào chiến thuật, và diễn biến thị trường để vào lệnh giao dịch thật lý tưởng nhé.

Bước 2: Thiết lập các điểm đẹp đặt lệnh giao dịch

Chọn khung thời gian là chưa đủ, bạn cần tìm đúng điểm đặt lệnh. Và để tìm đúng điểm đẹp vào lệnh, điều mà bạn cần nhất chính là sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn để chờ cho mô hình nến Evening Star hoàn thiện hình thành.

Mô hình nến sao hôm
Chọn khung thời gian và tìm điểm giao dịch với nến Evening Star

Để tìm đúng điểm vào lệnh đẹp cần tìm dưới đuôi của cây nến thứ ba với một vài pips. Và nếu đặt lệnh dừng lỗ (Stop-loss) thì tìm điểm vào lệnh ngay trên râu của cây nến thứ ba.

Dù vậy, sẽ có một vài trường hợp có thể xảy ra như dưới đây. Hãy chú ý đến nhé.

  • Điểm entry thích hợp, khi cây nến thứ ba chưa hoàn toàn bị bao trùm bởi cây nến thứ hai, chính là điểm kết thúc tại cây nến thứ ba.
  • Cần chờ cây nến sau cây nến thứ ba xuất hiện. Nếu cây nến thứ ba đã bị cây nến thứ hai bao trùm hoàn toàn. Để nhận biết, hãy quan sát thân nến; nếu thứ ba sẽ không bị nến sau nó hình thành vượt quá một nửa. Lúc này bạn đã tìm được điểm đẹp để vào lệnh rồi đấy.
  • Nếu thấy đuôi nến của cây nến thứ ba dài quá lên. Hãy lưu ý, không nên vào lệnh ở điểm kết thứ của cây nến này. Kiên nhẫn chờ cho cây nến hình thành sau nó tăng, nhưng không vượt quá một nửa thì chính là điểm thích hợp vào lệnh; với mức giá đóng của tại cây nến thứ  5 hình thành sau đó.

Giao dịch với nền Evening Star cần một số lưu ý

Sau những kiến thức cơ bản quan trọng, và cách giao dịch với mô hình như thế nào hiệu quả. Điều cơ bản tiếp theo mà bạn cần ghi nhớ khi sử dụng mô hình Evening Star (mô hình nến sao hôm đảo chiều) chính là cần ghi nhớ một số lưu ý nhỏ.

Không phải biết cách sử dụng, hay biết hết những thông tin về mô hình. Mà quan trọng hơn hết là tránh phạm phải các sai lầm không đáng có khi sử dụng mô hình nến. Đó là các lưu ý sử dụng giao dịch như sau:

  • Là một xu hướng đảo chiều tăng sang giảm; thế nên, Evening Star (nến sao hôm) chỉ có thể phát huy được hết hiệu quả, và hình thành trong một xu hướng tăng.
  • Chỉ nên tìm điểm giao dịch chỉ khi mô hình chính thức được hình thành. Nhất là khi cây nến thứ hai hình thành thuộc vào dạng mô hình nến Doji.
  • Những tín hiệu giá giảm lớn khi cây nến thứ hai bị bao trùm hoàn toàn bởi cây nến thứ ba. Đây sẽ là thời điểm tốt nhất để bạn thực hiện các lệnh bán.
  • Cần kết hợp thêm các tín hiệu phân kỳ trong phân tích mô hình nến sao hôm; bởi vì mô hình chỉ xuất hiện, và cung cấp các tín hiệu đảo chiều, tại cuối của xu hướng tăng.

Kết luận: tín hiệu đảo chiều Evening Star hoàn toàn chính xác?

Nhìn chung, bạn sử dụng mô hình nến Evening Star để xác nhận các tín hiệu đảo chiều giá. Bởi các tín hiệu đảo chiều của mô hình mà nó rất phổ biến và được đông đảo Trader tin dùng. Tuy vậy, vì chỉ xuất hiện tại cuối xu hướng tăng. Nên, để đảo bảo về độ chính xác nhất của tín hiệu, bạn cần kết hợp các chỉ báo kỹ xác nhận tín hiệu phân kỳ.

Tóm lại, không hề có một mô hình nào cung cấp tín hiệu chính xác hoàn toàn. Tuy vậy thì nến sao hôm vẫn cung cấp các tín hiệu chuẩn xác nhất. Và được đánh giá rất tích cực. Thế nên, sử dụng nến sao hôm là cách lý tưởng nhất để tìm điểm đẹp giao dịch và phòng tránh được các sai lầm không mong muốn khi phân tích xu hướng thị trường.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn có được hiệu quả nhất với Evening Star, bạn cần phải trải qua nhiều lần thực chiến; có thể thất bại, có thể thành công; nhưng đây là điều mà hầu hết mọi người đều trải qua, trước khi sử dụng nhuần nhuyễn được mô hình.

Mong rằng, với những kiến thức chia sẻ trên, bạn có thể áp dụng được toàn bộ điều bổ ích nhất vào các chiến lược đầu tư giao dịch của mình.

Tổng hợp: hethongtienao.com

2 thoughts on “Evening Star là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình nến sao hôm

  1. Pingback: Evening Star là gì? Hướng dẫn c&a...

  2. Pingback: Mô hình nến sao hôm – Evening Star là gì? – Hệ Thống Tiền Ảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *