Fear and greed index là gì? Mức độ chính xác của chỉ số bao nhiêu?

Để nắm bắt được tâm lý thị trường bạn cần phải biết Fear and greed index (chỉ số sợ hãi và tham lam). Đây là một chỉ số dùng để nhà đầu tư biết được thị trường tại một thời điểm đang có tình trạng như thế nào. Từ đó nhà đầu tư mới lên những chiến lược giao dịch hiệu quả nhất. Hơn nữa, độ chính xác của chỉ số này cũng được đánh giá rất cao. Nếu bạn muốn biết cách đọc chỉ số như thế nào. Hoặc chỉ số khi đạt bao nhiêu thì nên điều chỉnh? Hệ thống tiền ảo xin giới thiệu bạn đọc bài viết sau đây.

Fear and greed index là gì?

Fear & greed index hay còn gọi là chỉ số sợ hãi và tham lam; một chỉ báo kỹ thuật giúp người dùng nắm bắt tình trạng của thị trường đang sợ hãi hay tham lam. Với mức chính xác của chỉ báo, người dùng có thể đưa ra các chiến lược đầu giao dịch thích hợp với tình trạng thị trường; mang về lợi nhuận tối ưu nhất.

Mặt khác, dù bạn có thể thấy chỉ số này xuất hiện nhiều trên các thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, Fear and greed index được phát triển nhằm mục đích sử dụng cho thị trường cổ phiếu truyền thống. Ngoài ra, chỉ số trên thị trường tiền điện tử là một phiên bản được phát triển bởi Alternative.me.

Cách đọc Fear and greed index

Như đã đề cập, mục đích ban đầu là chỉ số được dùng cho cổ phiếu truyền thống. Thế nên, chỉ số Fear and greed có thể không đúng hoàn toàn với thị trường tiền điện tử. Thế nhưng, đây vẫn là một chỉ báo lý tưởng nên dùng. Và rất thú vị với chỉ báo dùng để thể hiện tâm lý của thị trường chung, tại một thời điểm nhất định. Mặt khác, với chỉ số này nhà đầu tư rất có lợi để xem xét tình hình thị trường và đưa ra được các chiến lược phù hợp.

Vậy, ta hãy cùng tìm hiểu cách đọc chỉ số này như thế nào. Và đánh giá xem liệu có thật sự nên dùng Fear and greed index hay không nhé.

Cách đọc chỉ số Fear & greed

Quan sát hình minh họa dưới đây, từ trái sang phải, ta có:

Fear & greed index
Cách đọc chỉ số Fear and Greed
  • Hình 1: biểu đồ Fear and greed index.
  • Hình 2: giá trị chỉ số trong tháng trước, tuần trước, ngày hôm qua và hiện tại.
  • Hình 3: thời gian cập nhật chỉ số tiếp theo.

Những con số mà bạn thấy từ 0 cho đến 100 chính là chỉ số sợ hãi và tham lam. Lần lượt theo mức ta có:

  • 0 – 49: chỉ số sợ hãi (Fear index).
  • 50: thị trường trung tính.
  • 51 – 100: chỉ số tham lam (Greed index).

Mặt khác, nếu xét mức độ chi tiết hơ ta có ý nghĩa của từng mức độ như sau (có thể quan sát rõ qua màu sắc):

  • 0 – 24: tương ứng với sợ hãi tột độ (có màu cam).
  • 25 – 49: tương ứng với  sợ hãi (có màu vàng).
  • 50 – 74: tương ứng với tham lam (có màu xanh nhạt).
  • 75 – 100: tương ứng với tham lam cực độ (có màu xanh lục).

Đánh giá Fear & greed index

Nếu thấy thị trường đang xuất hiện sợ hãi. Nghĩa là thị trường đang dần xấu đi. Đồng nghĩa các tài sản đang suy giảm giá trị. Lúc này, hầu hết mọi người đều sẽ bán tháo. Vì theo đa số, như vậy sẽ tốt hơn, đỡ thua lỗ hơn.

Tuy nhiên, ngược lại khi thị trường đang có dấu hiệu tham lam. Số lượng mua rất lớn. Có thể gọi đây là hiện tượng Fomo trong thị trường. Nguyên nhân là vì, lúc này tài sản đang có giá trị tăng dần lên.

Và tất cả là nhờ vào 6 yếu tố chính tạo nên Fear and greed index; theo Alternative.me đã đề cấp. Đó là khảo sát chiếm 15%; Trend chiếm 10%; Dominance chiếm 10%, hay còn gọi là tổng số vốn hóa của thị trường; Social media chiếm 15%; Market Momentum/Volume chiếm 25%, hay còn được biết đến là sự kết hợp giữa khối và động lượng giao dịch; Voltality chiếm 25%.

Mức độ chính xác của Fear and greed index

Như nhiều chỉ báo khác, mức độ chính xác của chỉ số sợ hãi và tham lam rất cao. Nhưng không phải là hoàn toàn chính xác. Cần kết hợp sử dụng nhiều báo khác nhau với nhau để đạt mức độ chính xác nhất. Chẳng hạn, trong thị trường tiền điện tử, nên kết hợp sử dụng với dữ liệu Onchain để thể nắm bắt được chính xác nhất tình hình chung của thị trường.

chỉ số Fear and greed
Chỉ số Fear and greed tuy không hoàn toàn chính xác nhưng rất cần thiết

Ngoài ra, vì cần phải cập nhật tình hình chung của cả thị trường. Nên chỉ số Fear and greed cập nhật khá chậm. Thế nên, chỉ số chỉ thích hợp với những nhà đầu tư dài hạn, và chỉ có thể xem được thị trường một cách tổng quan.

Hơn nữa, không hề có một dấu hiệu nào cho biết khi nào chỉ số đạt bao nhiêu thì thị trường có sự biến động. Với Fear & greed index, ta chỉ có thể biết thị trường sẽ có một đợt điều chỉnh mạnh khi đạt chỉ số tham lam.

Thế nên, câu hỏi lớn nhất vẫn là chỉ số này đạt đến bao nhiêu thì điều chỉnh.

Đạt bao nhiêu thì điều chỉnh Fear and Greed index

Như đã đề cập trong phần trên. Ta không thể biết chỉ số đạt mức nào thì điều chỉnh. Đồng nghĩa, bạn sẽ không thể sử dụng chỉ số này để biết thị trường sẽ điều chỉnh khi nào. Mặt khác, bạn có thể dự đoán được mức độ điều chỉnh nhỏ. Tuy vậy, bạn cũng không thể xác nhận chính xác liệu thị trường có đổi chiều hay không. Sự điều chỉnh nhỏ này xảy ra nhằm mục đích thiết lập nên xu hướng bền vững hơn. Và như đã nói, ta cần có thêm nhiều chỉ báo khác để xác nhận được sự biến động, đảo chiều của thị trường sắp tới chính xác nhất.

Xem thêm bài viết về Đường Bollinger Bands.

Kết luận

Nhìn chung, Fear and Greed index là một chỉ báo cần thiết để nắm bắt tình trạng của thị trường. Tuy nhiên, cũng như nhiều chỉ báo khác, không thể đúng hoàn toàn. Thế nhưng, vẫn vô cùng có lợi để ta dự đoán, và đưa ra các chiến lược giao dịch phù hợp. Mặt khác, với Fear & greed index ta biết được tổng quan thị trường. Từ đó, cùng các chỉ báo khác, ta dễ dàng nắm bắt được sự biến động, sự đảo chiều của thị trường trong thời gian sắp tới. Và, để biết nhiều hơn về các chỉ báo khác, cũng như tâm lý của từng loại thị trường như thế nào. Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác tại Hệ thống tiền ảo.

Tổng hợp: hethongtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *