FOMO là gì? Hiệu ứng FOMO trong chứng khoán là gì?

FOMO là gì mà ai cũng dễ dàng mắc phải dẫn đến thua lỗ thậm chí mất trắng khoản đầu tư? Đây là một hiệu ứng tâm lý còn được gọi là nỗi lo sợ bỏ lỡ. Trong thị trường đầu tư tài chính, mọi thứ luôn biến động khôn lường và khó đoán, khi giá tăng quá nhanh bạn sẽ dễ mất bình tĩnh và vì sợ bỏ lỡ cơ hội ăn lời hấp dẫn mà dính phải bẫy bull trap hoặc rug bull. Còn khi thị trường giảm liên tục và đu đưa quanh đáy tạm thời bạn lại dễ lo lắng vì sợ bỏ lỡ cơ hội bắt đáy.

Đầu tư luôn ẩn chứa rủi ro rất lớn và không có gì là chắc chắn. Có một tâm lí thép là điều tốt để bạn đối phó với những biến động liên tục từ thị trường. Vì lẽ đó hãy cùng mình tìm hiểu FOMO là gì và cách kiểm soát nó ra sao nhé!

FOMO là gì?

FOMO (Fear of missing out) là hiệu ứng tâm lý lo sợ việc bỏ lỡ một cơ hội, sự kiện gì đó. Trong đầu tư chứng khoán, FOMO ám chỉ nỗi lo lắng của nhà đầu tư vì sợ không bắt kịp xu hướng thị trường. Thông thường là khi thị trường tăng nhanh và liên tục, cơ hội kiếm lợi nhuận lớn như nắm chắc trong tay, nhà đầu tư sợ bỏ lỡ nên thường bỏ qua quá trình nghiên cứu, phân tích mà cố gắng tham gia càng sớm càng tốt.

FOMO là gì?
FOMO là gì?

Một ví dụ nổi tiếng về FOMO thức tỉnh nhiều nhà đầu tư đó là dự án coin meme Squid Game (SQUID). Dự án này ra mắt ngay lúc bộ phim Squid Game đang gây bão. Vì thế mà trong chưa đầy một tuần giá tăng tới 23.000.000%. Nhiều người kỳ vọng đây sẽ là một dự án giống meme coin từng làm mưa làm gió một thời – DOGECOIN cho nên họ sẵn sàng bỏ ra cái giá rất lớn để mua SQUID. Cuối cùng đây lại là một trò lừa đảo, lại thêm một dự án rug pull khiến nhà đầu tư mất trắng nữa.

Một số từ lóng tương tự FOMO

Bên cạnh FOMO là gì, có một vài từ lóng khác bạn có thể sẽ gặp phải khi tìm hiểu về các chiến lược đầu tư như:

  • FUD là viết tắt của cum từ Fear, uncertainty, and doubt có nghĩa là nỗi sợ hãi, không chắc chắn và đáng ngờ. Trong đầu tư, FUD là cảm giác nhà đầu tư lo lắng, sợ hãi khi có những tin không tốt có thể làm thị trường diễn biến xấu.
  • Fear and greed index là chỉ số sợ hãi và tham lam. Đây là chỉ số đo lường diễn biến tâm lí có thang đo từ 0-100. Chỉ số gần về 0 tức là nỗi lo lắng tăng vì thị trường sụt giảm còn nếu tiến về phía 100 có nghĩa là mức độ tham lam tăng lên do thị trường có xu hướng tăng.
Một số từ lóng tương tự FOMO
Một số từ lóng tương tự FOMO
  • Buy the dip có nghĩa là mua bắt đáy: Thuật ngữ này ám chỉ việc nhà đầu tư mua cổ phiếu sau một nhịp giảm sâu. Nó tạo ra một mức chệch giá đáng kể và một mức lời hấp dẫn khuyến khích nhà đầu tư mua vào.
  • HODL là tiếng lóng của ‘HOLD’ chỉ việc mua và giữ chứng khoán lâu dài.
  • WAGMI là cum từ có nghĩa là tất cả chúng ta đều sẽ thành công, dùng để trấn an trader khi thị trường đi ra “đảo xa”.

Tâm lý ảnh hưởng đến đầu tư ra sao?

Mỗi sự thay đổi giá trên thị trường đều sẽ tác động đến tâm lí của nhà đầu tư và cả thị trường nói chung. Chỉ số sợ hãi và tham lam (Fear and greed index) là một thông số tốt cho phép bạn đo lường tâm lý của thị trường. Còn nếu muốn đánh giá thay đổi trong tâm lí nhà đầu tư, nỗi lo lắng, sợ hãi hay lạc quan, tích cực thì FOMO sẽ giúp bạn hiểu.

Các trạng thái cảm xúc trong quá trình đầu tư
Các trạng thái cảm xúc trong quá trình đầu tư

Hiệu ứng FOMO thường xuất hiện khi mà bạn phân tích, nghiên cứu thị trường từ các nguồn thông tin thiên vị, thiếu khách quan. Thực tế thì chính cộng đồng nhà đầu tư là nơi tạo ra hiệu ứng FOMO. Dù cố ý hay vô tình thì việc đưa ra các dự đoán về thị trường mà thiếu thông tin xác thực chính là nguyên nhân. Xu hướng tích cực cộng với tâm lí đám đông khiến nhà đầu tư dễ bị giao động và đưa ra quyết định sai lầm đặc biệt là với các trader mới, ít kiến thức về đầu tư.

Cách hạn chế hiệu ứng FOMO là gì?

Nhiều nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm xem FOMO là một cơ hội để kiếm hời. Chỉ cần tận dụng nó để tham gia sớm và kết thúc trước khi bong bóng vỡ thì nhà đầu tư có thể kiếm lời gấp nhiều lần. Tuy nhiên điều này thì hoàn toàn không đơn giản thậm chí phải nói là rất mạo hiểm. Cách tốt nhất hãy đầu tư một cách kỷ luật, am hiểu về thị trường và tránh FOMO.

Một vài kinh nghiệm đầu tư giúp bạn tránh mắc phải hiệu ứng FOMO:

  • Lên kế hoạch đầu tư: Vạch kế hoạch và lên danh sách những tài sản đầu tư dài hạn, ngắn hạn cho riêng mình. Đừng quên cài đặt stop loss để giảm thiểu rủi ro.
  • Nghiên cứu thị trường từ nhiều nguồn: Theo dõi kết hợp phân tích từ nhiều nguồn tin đáng tin cậy để tránh bị dụ dỗ, “lùa gà”.
  • Không bỏ hết trứng vào một rổ: Hãy phân bố vốn của mình vào nhiều tài sản, có rủi ro ít, có rủi ro nhiều bởi thị trường luôn thay đổi không lường trước được.

Kết luận

Trên đây mình đã chia sẻ với các bạn về FOMO là gì? Hiệu ứng FOMO tác động tới nhà đầu tư ra sao và cách tránh nó. Nỗi lo sợ bỏ lỡ luôn là một khía cạnh trong cảm xúc của chúng ta và dù bạn có chuyên môn đầu tư như thế nào đi nữa thì vẫn luôn cần cẩn trọng với nó.

Tổng hợp: Hethongtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *