Đối với thị trường hàng hóa phái sinh tại Việt Nam. Bạn không thể bỏ qua những hợp đồng. Đây là điều kiện tiên quyết để bạn sinh lời từ việc đầu tư. Bên cạnh hợp đồng giao dịch tương lai, kỳ hạn hay hoán đổi, bạn cần hết sức quan tâm đến hợp đồng quyền chọn (Option Contract). Bởi nếu biết cách nắm bắt, ký kết hợp đồng và sử dụng quyền chọn bán, hoặc chọn mua, bạn sẽ rất dễ tìm kiếm được những cơ hội để sinh lời. Vậy, quyền chọn là dạng hợp động như thế nào? Có đặc điểm ra sao và từng quyền chọn có đặc trưng gì? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Hợp đồng quyền chọn là gì?
Option Contract là dạng hợp đồng cho phép những bên tham gia trao đổi, mua bán hàng hóa cơ sở với một khối lượng nhất định, với mức giá được hai bên thỏa thuận xác định, cùng một khoản thời gian nhất định. Trong đó, người mua nắm giữa có các quyền mua; người bán có các quyền bán. Các tài sản cơ sở có thể bao gồm hàng hóa, nông sản phái sinh, chứng khoán, trái phiếu hoặc cổ phiếu,…
Và, dù quyền chọn có nhiều nét tương đồng với hợp đồng giao dịch tương lai. Tuy vậy, có những đặc điểm riêng biệt chỉ có đối với quyền chọn mà hợp đồng tương lai không có. Đặc trưng đó là, đối với các vị thế của những nhà đầu tư, họ sẽ không có nghĩa vụ bắt buộc tuân theo với hợp đồng.
Với quyền chọn, nhà đầu tư có thể sử dụng để bảo vệ được vị thế của mình. Đặc biệt là được nhiều người sử dụng với hình thức mua bán giao dịch đầu cơ. Do vậy, mà hợp đồng còn được xem là một dạng tài sản phái sinh chứa nhiều lài sản cơ sở khác.
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
Xét đến đặc điểm, quyền chọn có nhiều nét giống với hợp đồng kỳ hạn, và hợp đồng giao dịch tương lai. Tuy nhiên, quyền chọn vẫn sở hữu những nét đặc trưng riêng biệt. Cụ thể như sau:
- Hợp đồng có thể là bất kỳ tài sản cơ sở nào. Và không yêu cầu về chuẩn hóa số lượng hay khối lượng, giá trị của các điều khoản.
- Trong thị trường OTC hợp đồng được phép giao dịch. Hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam không được niêm yết trên thị trường OTC; chỉ có hợp đồng tương lai ở Việt Nam là được niêm yết.
- Các bên không cần ký quỹ khi tham gia vào hợp đồng. Chỉ cần chịu một mức phí của phí quyền chọn. Có một khoản phí mà bên mua, với quyền chọn mua sẽ phải trả cho bên bán.
- Người mua, vì hợp đồng không mang tính bắt buộc, nên có quyền thực hiện hoặc không thực hiện, vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Nếu người mua thực hiện quyền, như trong hợp đồng, người bán sẽ phải tuân thủ những quy định đó.
- Người mua quyền chọn, trong trường hợp bị thua lỗ, chỉ bị lỗ với mức tiền trong khoản phí.
Bạn có thể chọn đóng vị thế hợp đồng. Bằng cách bạn chọn một hợp đồng khác.Tuy nhiên, vị thế dó phải đối với vị thế trước đó. Nghĩa là, khi bạn đang có vị thế của quyền chọn mua. Để đóng vị thế, bạn cần bán lại quyền chọn mua đó. Hoặc, nếu bạn bán quyền chọn mua. Để đóng vị thế, bạn cần mua lại quyền chọn mua, cùng tài sản và ngày đáo hạn.
cơ chế vận hành của hợp đồng quyền chọn
Để hiểu rõ hơn về hợp đồng quyền chọn là gì. Bạn cần biết cách mà hợp đồng này vận hành với vị thế của quyền chọn mua, và quyền chọn bán.
Đối với quyền chọn mua
Quyền chọn mua cho phép bạn mua một loại tài sản cơ sở nào đó. Chẳng hạn, bạn mua một số hàng hóa phái sinh, với mức giá và số lượng đã được xác định, vào một ngày nào đó trong tương lai đã được xác định, hoặc trong một thời hạn nào đó.
Trong đó, có một khoản phí gọi là tiền cược, và bạn phải thanh toán cho người bán. Nếu trong ngày đáo hạn, bạn không thực hiện vị thế của mình; bởi khi đó bạn nhận thấy giá thực hiện thấp hơn giá thị trường, và bạn sẽ không có nhiều lợi nhuận.
Đối với quyền chọn bán
Quyền chọn bán cho phép bạn được phép bán một loại tài sản cơ sở nào đó được trong hợp đồng giữa hai bên tham gia. Số lượng và giá trị của tài sản cơ sở đó được xác định vào một ngày nhất định trong tương lai; hoặc có một thời hạn nhất định nào đó. Theo đó, bạn sẽ được người mua trả một khoản tiền gọi là tiền cược.
Một số trường hợp xảy ra
- Trường hợp giá thực hiện < giá thị trường: bạn có thể mua với múc giá rẻ hơn. Bạn có thể thực hiện quyền chọn, nếu nhận thấy có lợi nhuận, sau khi đã cộng với phí thực hiện quyền chọn.
- Trường hợp giá thực hiện > giá thị trường: Khi đó bạn không bắt buộc thực hiện quyền chọn mua của mình. Khi này hợp đồng có thể được coi như là không có giá trị. Và nếu không thực hiện hợp đồng; nếu bạn là bên có quyền chọn mua, bạn sẽ mất không tiền để thanh toán cho vị thế đó, để không phải chịu một mức lỗ lớn hơn so với khi thực hiện.
Lưu ý: dù bên mua có hoặc không thực hiện quyền chọn mua. Tuy nhiên, bên bán bắt buộc phải thực hiện như trong quy định khi bên bán chọn thực hiện quyền mua.
Xem thêm bài viết Hợp đồng hoàn đổi là gì?
Kết luận
Trong thị trường hàng hóa phái sinh, hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam rất có giá trị với các nhà đầu tư. Và như những thông tin có trong bài viết, bạn đọc cũng đã nắm được các thông tin cơ bản của hợp đồng.
Thế nhưng, vẫn còn nhiều hạn chế trong hợp đồng bạn cần biết. Đầu tiên phải nói đến là khoản chi phí. Cơ chế tính phí của hợp đồng khá phức tạp. Người ở vị thế bán là bên gặp rủi ro nhiều hơn bên mua. Vì, đối với người chọn quyền mua, có thể có, hoặc không thực hiện quyền mua.
Bên cạnh đó, tại thị trường OTC, hợp đồng không được niêm yết, nhưng vẫn được phép giao dịch, đầu cơ. Vậy nên, để có thể thực hiện được kế hoạch đầu tư tốt. Bạn cần nắm vững các kiến thức về hợp đồng, để không phải chịu khoản lỗ nào.
Tổng hợp: hethongtienao.com
Pingback: Hợp đồng quyền chọn là gì? Chi ti...
Pingback: Option Contract – hợp đồng quyền chọn là gì? – Hệ Thống Tiền Ảo