Indicator là gì? Ý nghĩa của chỉ báo Indicator trong Forex

Chỉ báo Indicator rất quan trọng đối với ai đang đầu tư vào ngoại hối. Và chắc hẳn, nếu là một người chơi Forex chuyên nghiệp, sẽ chẳng xa lạ gì với công cụ này. Bên cạnh sử dụng để phân tích cơ bản, chỉ báo này còn dùng cho các phân tích kỹ thuật. Hơn nữa, lý do mọi người thường xuyên sử dụng chỉ báo này bởi vì tính chất của chỉ báo. Đó là khả năng cung cấp các tín hiệu có lợi cho các cuộc giao dịch như thế hiệu quả nhất để thu lại lợi nhuận cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu những khái niệm thú vị và ý nghĩa của chỉ báo trong Forex là gì qua bài viết sau đây nhé.

Chỉ báo Indicator là gì?

Hiện nay, các nhà đầu tư ngoại hối Forex đã quá quen thuộc với thuật ngữ chỉ bảo Indicator. Chỉ báo dùng để chỉ một tập hợp các đại lượng. Tập hợp dừa vào phép tính về mức giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ.

Để có thể xác định hành vi của giá, nhà đầu tư nên sử dụng chỉ báo Indicator. Không chỉ là về giá, mà còn về các sự kiện đang diễn ra trên thị trường như thế nào. Hơn cả, Indicator còn hơn thế, dự báo cả các hướng sự kiện diễn ra trong tương lai. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể tìm ra được điểm thích hợp để tham gia vào, thoát lệch hoặc chốt lời và cắt lỗ tốt nhất.

Tuy nhiên, trên thị tế, các chỉ bảo này biểu hiện, trên biểu đồ giá, dưới nhiều hình thức khác nhau. Để phục vụ các mục đích khác nhau, các chỉ báo khác nhau đã được tạo ra. Tùy vào mục đích sử dụng, mỗi loại sở hữu ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Do đó, nhà đầu tư nên tìm hiểu, và lựa chọn một, hoặc nhiều loại mà mình cảm thấy phù hợp nhất.

Tuy vậy, có nhiều loại chỉ báo đã được chèn vào trực tiếp trên biểu đồ giá. Hoặc cũng có chỉ báo được thể hiện bên dưới.  Tuy vậy, chỉ bảo này vẫn phải dựa vào dữ liệu về giá và khối lượng giao dịch trong lịch sử, dù được thể hiện như thế nào đi nữa.

Những loại chỉ báo Indicator cần biết

Có đến hàng trăm loại chỉ báo kỹ thuật Indicator khác nhau. Nhìn chung vô cùng đa dạng. Có loại chỉ có 1 thành phần. Ví dụ như RSI. Và có loại bao gồm rất nhiều thành phần. Ví dụ như: MACD. Với đa dạng thể loại như vậy, chỉ báo Indicator đã được chia thành 2 nhóm. Được chia nhóm dựa vào tín hiệu của chỉ báo. Và ta có chỉ báo chậm và nhanh. Chi tiết từng nhóm như sau:

Chỉ báo nhanh

Chỉ báo nhanh, hay chỉ báo dao động, hay leading Indicator là gì? Chỉ báo nhanh giúp các nhà đầu tư nắm bắt tín hiệu, tín hiệu tương lai, của xu hướng thị trường liên quan đến giá cả. Đồng nghĩa, nhà đầu tư nhận tín hiệu xu hướng của sự biến động giá; sự biến động giá sẽ dịch chuyển trong tương lai.

Leading Indicator
Chỉ báo nhanh – chỉ báo dao động – Leading Indicator

CCI, Stochastics, RSI, Parabolic SAR,… là các chỉ báo nhanh phổ biến. Ngoài ra, nhà đầu tư có hiểu trong thời gian tới thị trường sẽ có sự điều chỉnh giảm, nếu các chỉ báo nhanh tiến sát gần đến biên.

Mặt khác, khi thị trường xuất hiện xu hướng chính, là thời điểm tốt để sử dụng chỉ báo nhanh. Nhà đầu tư nên dựa vào chỉ báo tín hiệu đó tìm kiếm cơ hội tham gia các giao dịch cùng chiều với xu hướng. Hoặc, nếu thị trường đang trong xu hướng tăng, có thể dùng để vào lệnh BUY. Và ngược lại.

Ý nghĩa của Leading Indicator

Có 2 phạm vi trong chỉ báo nhanh được giới hạn do 2 giá trị. Chằng hạn từ -100 đến 100, hoặc -200 đến 200 là mức phạm vi của chỉ báo CCI. Hoặc chỉ bảo RSI thường có phạm vị giao động giữa 0 đến 100. Nhà đầu tư, nên dựa vào tính chất này của chỉ báo nhanh, để dự đoán xu hướng thị trường khi nào rơi vào trạng thái quá mua hoặc quá bán.

Thị trường đang tiến vào trạng thái quá mua nếu chỉ báo tiến sát đến biên trên. Lúc này đã xuất hiện giảm trong thị trường. Hoặc ngược lại, thị trường đang tiến vào trạng thái quá bán nếu chỉ báo tiến sát đến biên dưới. Khi đó thị trường sẽ có điều chỉnh tăng.

Dựa vào tính chất này, ta có thể biết ý nghĩa của nhóm chỉ báo nhanh Indicator là gì? Đó là, dựa vào biểu đồ giá hiển thị Leading Indicator, sẽ xuất hiện 2 tín hiệu đến cho nhà đầu tư. Đó chính là các tín hiệu phân kỳ và hội tụ, quá mua hoặc quá bán.

Thế nhưng, cần lưu ý, chỉ báo nhanh thường cung cấp khá nhiều thông với nhiều tín hiệu giao dịch khác nhau. Trong đó, chỉ có vài tín hiệu uy tín. Do đó, cân nhắc, và xác định tín hiệu nào đáng tin cậy khi sử dụng chỉ báo kỹ thuật.

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ dao động

Mang đến tín hiệu trên thị trường cho nhà đầu tư một cách nhanh chóng chính ưu điểm tuyệt vời của chỉ báo nhanh. Nhà đầu tư có nhiều cơ hội thu lãi suất cao và lợi nhuận, nếu có thể đón đầu được xu hướng của thị trường.

Thế nhưng, chỉ báo không phải lúc nào cũng đưa đến các tín hiệu hoàn toàn chính xác. Một nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn phải có tâm lý đối mặt với rủi ro, bất cứ lúc nào. Thường xuyên có các tín hiệu ảo là nhược điểm lớn của chỉ báo nhanh. Nhà đầu tư sẽ thấy hoang mang với tín hiệu.

Đầu tư ngoại hối forex, nhà đầu tư cần biết về các loại phí giao dịch khác nhau. Trong đó, có phí hoa hồng, và phí qua đêm. Phí qua đêm còn được gọi là phí swap. Vậy, bạn có biết swap là gì?

Chỉ báo chậm

Chỉ báo chậm, hay chỉ báo động lượng, hoặc Lagging Indicator là gì? Chỉ báo này sẽ đưa đến nhà đầu tư những tín hướng sau khi đã hình thành xu hướng thị trường. Và không có bao nhiêu khác biệt so với chỉ báo nhanh.

Lagging Indicator
Chỉ báo chậm – Chỉ báo động lượng – Lagging Indicator

Điểm khác biệt là hai chỉ báo ngược nhau. Với chỉ báo nhanh, nhà đầu tư nhận các tín hiệu trước khi xu hướng hình thành.

Chỉ báo động lượng rất được các nhà đầu tư sử dụng dù cung cấp thông tin đến chậm. Bởi vì, nếu tận dụng tối ưu, nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch một cách hiệu quả. MA, hay MACD, hoặc Momentum là một trong những chỉ báo chậm được sử dụng thường xuyên nhất.  Chỉ báo này đặc biệt dao động ở quanh đường trung tâm.

Ý nghĩa của Lagging Indicator

Chỉ báo chậm không có giới hạn 2 đường biên. Quanh đường trung tâm ta sẽ thấy xuất hiện chỉ báo này dao động. Chẳng hạn như chỉ báo MACD. Chỉ báo này sẽ dao động quanh đường 0. Hoặc chỉ báo Momentum hay dao động quanh đường 100.

Về bản chất, Lagging Indicator thường tạo ra tín hiệu giao cắt với đường trung tâm. Thế nhưng độ hiệu quả vẫn không thể so bì với các tín hiệu đường phân kỳ và hội tụ.

Bên cạnh đó, tín hiệu phát ra trễ của chỉ báo chậm làm cho nhà đầu tư không tận dụng được cơ hội để tham giao vào lệnh tại đỉnh hoặc đáy. Thế nhưng, thị trường nếu có xuất hiện biến động mạnh, chỉ báo chậm có lợi ích để nắm giữ vị thế trong thời gian dài đối với một xu hướng. Dựa vào đó nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận cao nhất.

Mặt khác, thị trường khi đang trong trạng thái đi ngang, với chỉ báo chậm thì nhà đầu tư nên hạn chế, hoặc không giao dịch. Bởi sẽ có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong trường hợp xấu nhất là mất trắng. Hoặc dẫn đến cháy tài khoản Forex.

Ngoài ra, tín hiệu của chỉ báo sẽ phát ra rất ít nếu xu hướng càng kéo dài. Điều này khiến các cuộc giao dịch với chỉ bảo chậm xảy ra ít dần.

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ báo động lượng

Ưu điểm của chỉ báo động lượng (chỉ báo chậm) là đưa tới nhiều tín hiệu tốt.  Mức độ chính xác của tín hiệu là rất cao; hơn hẳn với chỉ báo Leading Indicator.

Các nhà đầu tư không thể nhanh chóng nắm bắt xu hướng, vì không được cung cấp thông tin từ trước. Nhà đầu tư sẽ khó kiếm được lợi nhuận cao. Cũng chính là nhược điểm lớn nhất của chỉ báo động lượng.

Nên chọn chỉ báo Indicator nào?

Tìm loại chỉ báo nào mà bản thân cảm thấy phù hợp, cần thiết nhất để sử dụng. Như trong phần trên đã giới thiệu về hai nhóm chỉ báo Indicator bạn có thể tham khảo.

Indicator
Nên chọn Leading Indicator hay Lagging Indicator

Hoặc có thể xem phần tổng kết của hai chỉ báo như dưới đây để lựa chọn.

  • Chỉ báo nhanh: tín hiệu cung cấp sớm. Thị trường dễ tiếp cận tạo cơ hội kiếm lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. Nhược điểm là vì có quá nhiều tín hiệu, nên khó xác định được tín hiệu nào chính xác nhất; dễ khiến nhà đầu tư bị bối rối. Tổng kết, chỉ báo nhanh mang đến lợi nhuận cao cùng rủi ro cao.
  • Chỉ báo chậm: tín hiệu đến muộn. Nhà đầu tư tiếp cận thị trường muộn dẫn đến tham gia vào lệnh bị trễ. Mức độ chính xác cao là ưu điểm tuyệt vời của chỉ báo chậm. Tuy nhiên, nhược điểm là vì tín hiệu đến muộn, nhà đầu tư tham gia xu hướng trễ, dẫn đến lợi nhuận thấp hơn.

Những chỉ bảo Indicator phổ biến nhất

  • Chỉ báo xu hướng: Dùng để tìm hướng của giá biến động trên thị trường. Không chỉ giúp nhà đầu tư tìm được xu hướng, mà còn đưa đến những yếu tố khác. Chẳng hạn: mức giá cả trung bình, hoặc mức biến động giá,… Một vài chỉ báo là: MA, ADX, Parabolic SAR.
  • Chỉ báo động lượng: sử dụng để tìm hiểu thị trường có sự thay đổi nào. Chỉ báo RSI, MACD, hoặc CCI là một vài chỉ báo động lượng bạn có thể tin dùng.
  • Chỉ báo đo lường biến động: dùng để đo tiêu chuẩn. Nhà đầu tư nên dùng để xác định mức biến động của giá. Chỉ báo ATR hoặc Bollinger Bands,… là một vài chỉ báo đặc biệt bạn nên dùng để đầu tư Forex.
  • Chỉ báo khối lượng: dùng để xác định xu hướng của thị trường. MFI hoặc A/D và OBV là các chỉ báo bạn nên đặc biệt quan tâm trong thị trường ngoại hối.

Kết luận

Vậy là bạn đọc đã biết tất tần tật về các thuật ngữ Indicator là gì cũng như các chỉ báo như thế nào. Đối với thị trường ngoại hối Forex, thì đây chính là công cụ mà một nhà đầu tư không thể thiếu. Hơn nữa, khi nói đến các chỉ báo, có rất nhiều loại chỉ báo khác nhau. Tốt nhất. hãy tìm hiểu và lựa chọn loại chỉ báo nào có lợi nhất với mình để sử dụng. Có như vậy bạn sẽ thu về lợi nhuận tối đa nhất có thể đấy. Hoặc, bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết khác về Forex, cũng như các công cụ phân tích kỹ thuật tại Hệ thống tiền ảo nhé.

Tổng hợp: hethongtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *