Trong các giao dịch, đặc biệt là giao dịch chứng khoán, phân tích kỹ thuật luôn là bước cơ bản nhất để một nhà đầu tư có thêm thông tin để phán đoán và thực hiện giao dịch hiệu quả nhất. Trong nhiều kiến thức liên quan đến phân tích kỹ thuật, chắc hẳn bạn đã nghe nói đến lý thuyết Dow. Đây là một kiến thức quan trọng được áp dụng vào các hoạt động kinh doanh, đầu tư. Vậy thì lý thuyết này là gì? Có những nguyên tắc hoạt động như thế nào? Và áp dụng vào thị trường chứng khoán sẽ mang lại những lợi ích thiết thực nào? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.
Lý thuyết Dow là gì?
Trong phân tích kỹ thuật đầu tư tài chính, lý thuyết Dow đóng vai trò là nền tảng tạo nên nhiều lý thuyết giao dịch khác. Ngoài trừ lý thuyết giá trong Ichimoku – được một người Nhật sáng tạo nên. Tóm lại, hầu như nhiều lý thuyết đang áp dụng vào giao dịch đều được xây dựng từ Dow. Vậy lý thuyết Dow là gì?
Hiểu đơn giản, đây là lý thuyết giúp bạn giải thích được những hiện tượng trong thị trường nói chung. Ví dụ như sự biến động; sự tăng hoặc giảm giá trị của một loại tài sản cụ thể.
Đặc biệt, lý thuyết Dow trong chứng khoán giải thích sự tăng hoặc giảm của một hoặc nhiều nhóm cổ phiếu ngược với xu hướng chung. Mặt khắc, như nhiều chuyên gia và những nhà đầu tư lão làng, khoảng 3 phần 4 cổ phiếu sẽ đi theo chiều hướng chính của thị trường. Và đây chỉ là một phần nhỏ có trong lý thuyết.
Giả định nền tảng trong lý thuyết Dow
Lý thuyết thì mãi chỉ là lý thuyết, nếu nó không được công nhận. Ta cần có một lập luận vô cùng sắc bén để mọi người công nhận tính thiết thực của lý thuyết. Và trong lý thuyết Dow, những nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 giả định nền tảng, áp dụng với những mệnh đã họ đặt ra. Cụ thể như sau:
Bất kỳ ai cũng không thể thao túng xu hướng
Một khi đã chính thức sáp nhập xu hướng thị trường. Thì xu hướng đó không thể bị đảo ngược, dù là với bất kỳ ai. Ví dụ như giá đang giảm, và sẽ luôn giảm, cho đến khi đảo chiều sang tăng giá.
Do đó, trong thị trường chứng khoán, luôn có số lượng giao dịch lớn, sẽ rất khó để ai đó có thể chi phối sự tăng giảm giá. Sẽ là bất khả thi khi ai đó cố gắng kiểm soát thị trường.
Trong nhiều khả năng, ai đó có thể thay đổi thị trường nhẹ, trong một thời gian ngắn. Đây chỉ là hành động điều chỉnh, củng cố cho xu hướng chính. Và chỉ có trong thị trường chứng khoán phái sinh sự thao túng này mới có thể xảy ra. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra chỉ có thể rơi vào cuối phiên, khi chốt hợp đồng.
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, việc thao túng giá bất hợp pháp sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.
Tất cả đều phản ánh vào giá
Giá phản ánh tất cả, như trong tiêu đề của lý thuyết Dow, đối với mọi loại thông tin, từ quá khứ cho đến hiện tại, và cả tương lai. Giá cả chính là thước đo. Thước đo phản ánh mức kỳ vọng hoặc tuyệt vọng của mọi đối tượng có trong thị trường. Xem xét giá xả, ta có thể dễ dàng đoán được diễn biến, tương lai và sức sống của thị trường.
Mặt khắc, những yếu tố như mức tăng trưởng của thị trường, hoặc tình hình chính trị, hay sự thay đổi lãi suất, v.v có thể làm ảnh hưởng đến giá cả. Tuy vậy, sự biến động này chỉ có thể xuất hiện trong ngắn hạn. Trong xu hướng chính, dài hạn, không giá cả không dễ bị tác động.
Ngoài ra, trong trường hợp, xu hướng chính đang yếu dần, xu hướng bị đảo ngược là điều tất yếu. Dù cho là bao nhiêu tác nhân tác động, thị trường vẫn sẽ có sự thay đổi. Đây là điều tất yếu.
Lý thuyết Dow không phải chén thánh
Sự chính xác của lý thuyết Dow là không bàn cải. Thế nhưng, không nên quá dựa dẫm vào nó; đôi khi bạn sẽ phần tích một cách chủ quan, mà như vậy sẽ mang lại nhiều rủi ro. Vậy nên, cần phải phân tích lý thuyết một cách khách hàng. Đừng quá áp đặt, đừng quá kỳ vọng.
Nhiều người áp dụng lý thuyết Dow trong chứng khoán, đầu tư và thành công nhận nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu áp dụng, phân tích lý thuyết sai cách, phân tích chủ quan, đầu tư sẽ thất bại.
Trong xu hướng chính, đầu tư dài hạn, sẽ rất hiệu quả để áp dụng lý thuyết vào đầu tư. Tuy nhiên, ngược lại, trong thời gian ngắn hạn, áp dụng lý thuyết sẽ dễ có những kết không chuẩn xác, dễ đầu tư thất bại.
6 nguyên tắc cơ bản
Sau 3 giả định trong phần trên, chúng ta sẽ tìm hiểu 6 nguyên tắc cơ bản của lý thuyết. Để có thể áp dụng lý thuyết Dow trong chứng khoán hiệu quả nhất.
Nguyên tắc số 1: Giá phản ánh tất cả
Giống giả định thứ 2, giá phản ánh mọi đội tượng có trong thị trường. Bao gồm những yếu tố như: mức thu nhập, tiềm năng của từng đối tượng, khối lượng giao dịch, v.v. Nghĩa là, dựa vào tính hiệu quả của thị trường, và nội dung phản ánh chính xác. Điều này sẽ hơi trái ngược với phân tích cơ bản.
Nguyên tắc 2: Có 3 xu hướng luôn tồn tại trong thị trường
3 xu hướng luôn có trong thị trường bao gồm: chính, phụ và nhỏ. Mỗi một xu hướng phản ánh điểm riêng biệt của thị trường, trong mỗi thời điểm khác nhau.
Xu hướng chính
Xu hướng chính, hay xu hướng cấp độ 1, và được chia thành 2 nhóm. Nhóm xu hướng tăng, và nhóm xu hướng giảm. Và có sự kìm hãi lẫn sự phát triển của nhau giữa hai nhóm xu hướng này.
Xu hướng chính trong lý thuyết Dow có khả năng duy trì ảnh hưởng trong một thời gian dài. Tuy vậy, thị trường vẫn có thể bị đảo ngược, dù cho nó có kéo dài trong bao lâu; chỉ với một tín hiệu bất ngờ nào đó, xuất hiện trong một thời gian bất ngờ nào đó.
Và theo Dow, xu hướng chính nắm vai chủ đạo, định hướng sự phát triển của thị trường. Tác động của nó trực tiếp vào giá cả chung, và những xu thế còn lại; và với tầm ảnh hưởng quan trọng như vậy, bạn – một nhà đầu tư khôn ngoan – cần nắm bắt chính xác xu hướng chính, và tốt nhất, nên chọn giao dịch dựa vào nó.
Xu hướng phụ
Xu hướng phụ là bước đệm cho sự hình thành xu hướng chính. Và chắc một điều xu hướng chính luôn ngược chiều với nó. Đồng nghĩa là, nếu xu hướng chính tăng, thì ngược lại, xu hướng phụ giảm.
Xu hướng nhỏ
Xu hướng nhỏ “sống” không đến 3 tuần. Xu hướng nhỏ, khác với xu hướng phụ, có khả năng điều chỉnh thị trường. Bởi thời điểm kéo dài của nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nên nhiều người thường bỏ qua, không quan tâm đến nó.
Tuy nhiên, không được bỏ qua xu hướng nhỏ. Đôi khi một gợn sóng nhỏ cũng thay đổi tính chất của mặt hồ. Xu hướng nhỏ thích hợp cho những người thích đầu tư chứng khoán kiểu lướt sóng, đầu tư chốt lời nhanh.
Nguyên tắc số 3: Luôn có 3 giai đoạn trong một xu hướng
Xu hướng, dù tăng hay giảm, đều trải qua 3 giai đoạn. Hiệu quả trong quá trình đầu tư như thế nào dựa vào sự nhận biết chính xác của từng giai đoạn.
3 giai đoạn xu hướng tăng
3 giai đoạn, trong xu hướng tăng, gồm: Tích lũy, bùng nổ và quá độ.
- Giai đoạn tích lũy: khởi điểm của một xu hướng tăng, diễn ra trong thời gian ngắn. Thường xuất hiện vào cuối xu hướng giảm. Nếu bạn, biết nắm bắt thời cơ, sẽ có cơ hội kiếm lợi nhuận khủng đấy. Vì, thông thường, nhiều nhà đầu tư sẽ buông bỏ trong giai đoạn này, khi mọi thứ đang chìm trong tuyệt vọng. Lúc này, áp lực bán đã đến cực điểm, lựa chọn mua vào, vừa được hưởng mức mua thấp, vừa có nhiều sự lựa chọn. Vì xét cho cùng, đây là giai đoạn khó nhận biết nhất.
- Giai đoạn bùng nổ: thị trường khi này đã ổn định dần. Nhiều người cho rằng, đây là thời điểm tốt, để mua và chờ giá lên. Tâm lý, của đa số nhà đầu tư, đều kỳ vọng vào giá tăng. Nhiều thông tin tốt xuất hiện, thu hút số lượng lớn đầu tư. Giai đoạn này diễn ra trong một thời gian dài, có thể nói là dài nhất trong ba giai đoạn. Thông qua các giao dịch, bạn có thể kiếm lời, vì tính thanh khoản cũng tăng lên, gần như là cao nhất.
- Giai đoạn quá độ: sau một nhiều chuỗi ngày tăng giá, thị trường sẽ bảo hòa. Bên mua đang yếu dần. Phe bán lại đang tăng mạnh vị thế. Nên, nhiều người sẽ bán ra mạnh. Ngoài ra, khi giai đoạn này diễn ra, sẽ có nhiều người mới sẽ tham gia thị trường. Tuy vậy, phe mua vẫn yếu hơn phe bán; và họ sẽ thua lỗ nặng, nếu đột ngột giá giảm mạnh.
3 giai đoạn xu hướng giảm
Tương tự xu hướng tăng, sẽ có 3 giai đoạn diễn ra trong xu hướng giảm. Bao gồm các giai đoạn phân phối, giai đoạn giảm và giai đoạn tuyệt vọng.
- Giai đoạn phân phối: nối liền với xu hướng tăng, và trong thời gian này, nhiều cá mập sẽ tích cực phân phối hàng ra thị trường. Nhiều người, với tâm lý hy vọng, cho rằng thị trường sẽ tăng giá, sẽ vỡ mộng. Bởi giá đã tăng trong xu hướng trước đó, không thể tiếp tục ở trên đỉnh, tất yết, xu hướng sẽ giảm mạnh.
- Giai đoạn giảm: giá đang lao dốc không phanh. Những thông tin xấu liên tục xuất hiện. Và, những người đã mua vào trước đó đang trong trạng thái lo lắng, làm giá ngày càng giảm mạnh hơn nữa.
- Giai đoạn tuyệt vọng: hầu như, mọi người, đều đang tuyệt vọng, và, đang tìm cách bán tháo. Lúc này, sắc đỏ chính là màu chủ đạo của thị trường, khiến nhiều người phải run sợ. Và, gần như, tất cả mọi người đều không còn lo về giá, họ chỉ mong thoát khỏi thị trường đỏ rực này. Tuy nhiên, đây lại là bước đầu để xuất hiện xu hướng tăng.
Như bạn thấy đấy, vòng tuần hoàn tăng và giảm cứ lập đi lập lại. Và nó luôn diễn ra như thế kể từ khi xuất hiện thị trường chứng khoán. Với những nhà đầu tư lão làng, họ không lo lắng thị trường sẽ sụp đổ. Họ luôn luôn có những cơ hội để bắt đầu lại.
Nguyên tắc số 4: Hỗ trợ lẫn nhau giữa các chỉ số bình quân
Theo như trong lý thuyết Dow, muốn đảo chiều thị trường từ giảm sang tăng, và ngược lại, cần có hai chỉ số. Đối với thị trường truyền thống, đó là chỉ số đường sắt và chỉ số công nghiệp. Hai chỉ số này luôn hỗ trợ lẫn nhau. Nhìn vào biểu đồ xuất hiện thể hiện của chúng, ta có thể dễ dàng nhận thấy điều ấy.
Ví dụ như, chỉ số công nghiệp cho thấy xu hướng tăng xuất hiện, nhưng chỉ số đường sắt vẫn hoạt động trong xu hướng giảm. Thị trường sẽ không có xu hướng tăng, nếu hai chỉ số này trái ngược nhau. Do đó, để xuất hiện một thị trường tăng, hoặc giảm, ta cần có hai chỉ số bình quần luôn hỗ trợ nhau, và ngược lại.
Nguyên tắc số 5: Xu hướng được quyết định bởi khối lượng giao dịch
Giá được hình thành dựa vào các hoạt động giao dịch mua bán. Vậy nên, để xác định được xu hướng, ta cần nhìn vào khối lượng giao dịch. Và đây chính là một tiêu chí quan trọng để xác định xu hướng của một thị trường. Xét trong lý thuyết Dow, nếu khối lượng giao dịch tăng theo giá trị, thị trường sẽ có xu hướng tăng giá. Ngược lại, thị trường xu hướng giá giảm, thì khối lượng giao dịch sẽ giảm theo.
Mặt khác, nếu khối lượng giao dịch đi ngược với xu hướng, đây là một dấu hiệu cho thấy rằng, xu hướng của thị trường hiện tại đang dần yếu đi, và sẽ xuất hiện một đợt đảo chiều mới.
Nguyên tắc số 6: Xu hướng chính luôn tồn tại cho đến khi xuất hiện dấu hiệu đảo chiều
Nếu muốn có thêm lợi nhuận, ta cần sự phán đoán sáng suốt. Và đó là sự phán đoán đối với các tín hiệu có trong xu hướng. Và không thực hiện các cuộc giao dịch ngược chiều với xu hướng ấy. Bởi vì, theo Dow, xu hướng chính luôn luôn tồn tại, cho đến khi có một dấu hiệu đảo chiều xuất hiện.
Điều mà ta cần có lúc này là sự kiên nhẫn. Cần đợi đến lúc các tín hiệu đảo chiều. Khi mà ta có thể thấy được một tín hiệu rõ ràng cụ thể. Bởi vì luôn có ba xu hướng gồm xu hướng chính và xu hướng phụ cùng xu hướng nhỏ trong đó. Thế nên, người ta có thể tạo ra một dấu hiệu giả, để đánh lừa, thông qua các điều chỉnh tăng, hoặc giảm trong ngắn hạn.
Lý thuyết Dow có hạn chế nào không?
Không có lý thuyết nào là hoàn hảo để áp dụng vào phân tích kỹ thuật cả. Nếu ta sử dụng lý thuyết Dow trong chứng khoán, cũng vậy, cũng có mặt hạn chế. Lý thuyết này giúp ích rất lớn trong giao dịch, tuy nhiên, vẫn chưa thể gọi là hoàn hảo. Sau đây là hai mặt hạn chế lớn nhất của Dow.
Độ trễ lớn
Xác định xu hướng là tính trọng yếu nhất. Có nghĩa là, ta phải đợi một tín hiệu rõ ràng, như định giá thấp nhất, hay đẩy cao nhất, hoặc các mô hình giá, v.v. Và, để xác định được, ta cần phải tập trung vào những xu hướng ngắn hạn.
Nghĩa là, cần phải có nhiều thời gian để ta có thể phân tích các tín hiệu. Do đó, ta luôn phải chờ đợi các tín hiệu. Vì nếu không, ta bỏ lỡ nó; mất cơ hội kiếm thêm lợi nhuận. Do vậy, Nhiều người chọn sử dụng lý thuyết sóng Eliiott thay vì Dow.
Lý thuyết Dow chưa thể phân loại xu hướng rõ ràng
Theo như phân loại trong Dow, luôn có 3 xu hướng chính; 3 xu hướng tạo nên biến động giá tăng, hoặc biến động giá giảm, trong một khoảng thời gian nào đó. Thế nhưng, chính vì điều này, ta lại khó phân tích xu hướng. Vì sẽ dễ bị nhầm lẫn chúng với nhau. Điều này thường sẽ khiến ta đưa ra các phán đoán sai lầm, dẫn đến các quyết định đầu tư không sáng suốt.
Xem thêm bài viết: Mây Ichimoku là gì?
Kết luận
Vậy là bạn đã biết ba nền tảng giả định của lý thuyết Dow là gì? Và lợi ích khi áp dụng lý thuyết Dow trong chứng khoán. Mặt khác, đây là lý thuyết đã tồn tại hơn một thế kỷ. Tuy vậy, trong hiện tại, lý thuyết vẫn mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư. Thế nhưng, áp dụng quá sâu vào phân tích, định hướng các xu hướng, đôi khi sẽ làm ta khó phân loại được xu hướng cụ thể. Vậy nên, không nên hoàn toàn lệ thuộc vào lý thuyết. Sử dụng một cách chứng mực, áp dụng song song các lý thuyết với nhau sẽ mang lại hiệu quả hơn bao giờ hết đấy.
Tổng hợp: hethongtienao.com