Mô hình Harmonic là gì? Có bao nhiêu mô hình giá Harmonic?

Trong phân tích thị trường ta cần phải sử dụng các mô hình. Phổ biến có các mô hình như mô hình tam giác, mô hình vai đầu vai, hay mô hình cái nêm, mô hình nến Nhật… Đây đều là các mô hình cơ bản, giúp nhà đầu tư nắm bắt được tình trạng của thị trường. Và nhờ vào hình dáng của mô hình mà ta có những cái tên như trên. Tuy nhiên, trong mô hình nâng cao, mô hình Harmonic lại khó để xác định được. Dù đây là một mô hình được sử dụng khá thường xuyên, vì tính hiệu quả mà nó mang lại.

Tổng quan mô hình Harmonic

Từ năm 1932, Harmonic được đề xuất và phát triển bởi Harold M. Gartley. Cho đến năm 1935 thông qua ấn bản Profits in The Stock Markets, Harmonic khi đó mới được công biết rộng rãi đến mọi người. Hoặc cũng có thể nói, mô hình Harmonic là mô hình giá có tuổi đời lâu nhất nhì hiện nay. Vì vậy mà đây chính là mô hình phân tích nâng cao được sử dụng thường xuyên nhất; quen thuộc với hầu hết mọi nhà đầu tư.

Hô hình giá Harmonic gồm 5 điểm cơ bản theo sự phát triển ban đầu của Gartley. Ta sẽ nhìn thấy một hình tứ giác không cân xứng khi nối các điểm lại với nhau. Và mô hình cần phải đạt được một số điều kiện nhất định thì mới được gọi là hoàn chỉnh. Đó chính là:

  • Đỉnh thứ 2 cao hơn đỉnh đầu tiên và đáy thứ 3 phải thấp hơn đấy thứ hai. Khi đó mô hình thể hiện sự tăng giá.
  • Đáy thứ nhất thấp hơn đáy thứ 2. Đỉnh thứ nhất cao hơn đỉnh thứ 3. Khi đó mô hình thẻ hiện sự giảm giá.

Ta cũng có thể gặp nhiều biến thể khác của mô hình, nếu kết hợp thêm vào tỷ lệ Fibonacci. Chẳng hạn như các mô hình: con cua, con dơi, con bướm và mô hình con cá mập. Mặt khác, những mô hình biến thể này thường xuyên xuất hiện trong nhiều biểu đồ để xác định sự di chuyển của giá.

Các mô hình Harmonic

Bên cạnh những biến thể theo chủ đề con vật như trên. Có nhiều biến thể khác của mô hình Harmonic. Trong phần 2 của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu về các mô hình giá Harmonic được người dùng đánh giá tốt. Và có 6 mô hình biến thể phổ biến nhất như sau:

Mô hình giá Gartley

Mô hình Gartley còn được xem như là một Harmonic nguyên thủy. Tuy nhiên, với mô hình này còn được thêm vào một số tỷ lệ Fibonacci.

Mô hình Harmonic Gartley
Mô hình giá Gartley

Quan sát hình trên, bạn có thể thấy mô hình Harmonic tăng giá với một số các điểm đáng chú ý như:

  • Tại đỉnh A thứ nhất giá có sự di chuyển tăng lên và dừng lại. Ở đáy B giá lại có sự điều chỉnh giảm, Theo tỷ lệ Fibonacci với mức thoái lui này tương ứng khoảng 0.168.
  • Theo đường xu hướng AB tại đỉnh C giá lại có sự dịch chuyển với mức thoái lui khoảng 0.356 đến 0.886.
  • Trong đoạn AB tại đáy D giá lại điều chỉnh giảm dần với mức mở rộng khoảng từ 1.27 đến 1.618.
  • Lưu ý: khi xuất hiện điểm D cũng là lúc giá thị trường đang di chuyển lên. Lý tưởng nhất để tăng lợi nhuận khi này là bạn nên mua vào.

Đối với mô hình giảm giá Gartley khi thấy điểm D có thể hiểu là giá thị trường đi di chuyển xuống. Bạn có thể bán ra để nguồn vốn được an toàn.

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến  đoạn đầu tiên của xu hướng trong mô hình. Bởi trong đoạn thẳng này, chiều hướng như thế nào sẽ quyết định thị trường sắp tới có xu hướng chung như thế nào.

Mô hình giá AB = CD

Cấu tạo kết cấu của AB = CD có thể nói là đơn giản hơn rất nhiều so với các mô hình Harmonic khác. Điểm đặc biệt của mô hình này chính là xác nhận mô hình không tốn quá nhiều thời gian.

Mặt khác, đây lại là một mô hình cung cấp các tín hiệu xác nhận xu hướng đảo chiều rất hữu ích. Chẳng hạn như các thông tin như:

  • Từ đỉnh A xuống đáy B thường có sự điều chỉnh giảm của thị trường trong mô hình tăng giá.
  • Trong đoạn thẳng xu hướng AB tại đỉnh C tương ứng với mức thoái lui khoảng 0.618 đến 0.786 cho giá điều chỉnh tăng lên.
  • Tiếp tục trong đoạn xu hướng AB tương ứng với tỷ lệ Fibonacci mở rộng khoảng 1.27 đến 1.618 tại đáy D giá lại giảm xuống.
  • Điểm thú vị trong mô hình là AB và CD luôn có độ dài bằng nhau.

Trong mô hình tăng, chính thức có xu hướng tăng khi hoàn tất tại điểm D. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn đặt các lệnh mua vào. Tương tự trong mô hình giảm, bạn nên đặt các lệnh bán ra.

Mô hình giá 3 sóng

Dù có nhiều điểm giống với mô hình AB = CD. Nhưng, mô hình giá 3 sóng lại có 3 xu hướng, bao gồm 2 xu hướng phụ và 1 xu hướng chính. Trong đó, xu hướng phụ là xu hướng điều chỉnh. Mặt khác, có khá nhiều điểm tương đồng giữa cấu trúc sóng của mô hình sóng 3 chiều và sóng Elliott. Cũng có thể nói nền tảng của sóng Elliott chính là mô hình sóng 3 chiều.

Mô hình Harmonic 3 sóng
Mô hình Harmonic 3 sóng

Quan sát hình trên, ta có thể nhận diện đây là mô hình giá Harmonic 3 sóng giảm. Trong mô ta sẽ thấy có 1 sóng chính cùng 2 sóng với nhiệm vụ điều chỉnh giảm. Chi tiết như:

  • Thuộc sóng thứ nhất luôn dùng lại với sóng A với mức thoái lui 0.618.
  • Thuộc sóng thứ nhất dừng lại tại sóng thứ 2 ở ngưỡng mở rộng 1.27.
  • Thuộc sóng thứ hai dừng lại tại sóng B với mức thoái lui 0.618.
  • Thuộc sóng thứ 2 dừng lại tại sóng thứ 3 ở ngưỡng mở rộng 1.27.
  • Thời gian để hoàn tất của sóng thứ 2 và thứ 3 là tương đương nhau. Tương tự với thời gian hình thành là như nhau với sóng A và sóng B.
  • Lưu ý, chỉ khi sóng thứ 3 được hình thành mới xảy ra mới đảo chiều thị trường. Đảo chiều từ tăng sang giảm.

Mô hình giá con dơi

Thoạt nhìn, ta có thể nhầm lẫn với mô hình Gartley. Vì hai mô hình này có khá nhiều điểm tương đồng. Nhưng, hai mô hình có tỷ lệ Fibonacci khác nhau. Nhìn qua có thể thấy đoạn CD thử so với đoạn AB được điều chỉnh nhiều hơn. Ta có thể phân tích mô hình Harmonic biến thể con dơi như sau:

  • Đoạn xu hướng AB được hình thành khi giá tăng.
  • Trong được xu hướng tăng XA tại đáy B có giá điều chỉnh giảm với thức thoái lui khoảng 0.382 đến 0.5.
  • Trong đoạn xu hướng giảm giá AB tại đỉnh C có giá tăng bật lại với mức thoái lui khoảng từ 0.382 đến 0.886.
  • Trong đoạn thẳng AB tại đỉnh D giá sẽ điều chỉnh giảm khi mô hình chính thức được hình thành với mức mở rộng tương ứng với 1.618 đến 2.618.

Lưu ý: thị trường thường sẽ có xu hướng di chuyển tăng lên khi điểm D chính thức được tạo thành. Đặt các lệnh mua vào vào thời điểm này là tốt nhất để tăng lợi nhuận.

Mô hình cánh bướm

Thoạt nhìn, mô hình giá Harmonic Gartley với mô hình cánh bướm khá giống nhau. Có thể nhận điện các điểm khác biệt như sau: điểm X sẽ cao hơn điểm D trong mô hình tăng, và ngược lại trong mô hình giảm điểm X sẽ thấp hơn điểm D.

Trong quá trình hình thành mô hình giá Harmonic tăng giá biến thể cánh bướm, ta có:

  • Đoạn thẳng XA hình thành khi có một đợt tăng giá.
  • Trong đoản thẳng XA tại đáy B giá giảm tiếp tục với mức thoái lui khoảng 0.786.
  • Đỉnh D hình thành khi xuất hiện xu hướng tăng trong thị trường.
  • Đáy D có giá điều chỉnh giảm và sau đó lại bật tăng.

Mô hình con cua

Có nhiều điểm giống nhau giữa mô hình giá con chua và mô hình Harmonic biến thể cánh bướm. Điểm khác biệt là trong mô hình Harmonic con cua có đoạn AB ngắn hơn, và đoạn CD dài hơn. Hơn nữa, với mô hình con cua giá giảm, giai đoạn hình thành như sau:

Mô hình Harmonic con cua
Mô hình giá con cua
  • Đoạn XA hình thành khi mô hình vừa bắt đầu tăng giá.
  • Đáy B có giá điều chỉnh giá giảm với mức thoái lui khoảng 0.382 đến 0.618.
  • Trong đoạn AB tại đỉnh C giá lại giảm xuống với mức thoái lui khoảng 0.382 đến 0.886.
  • Đỉnh D được hình thành khi mô hình hoàn thành tăng giá.

Lưu ý: khi đỉnh D được hình thành thị trường sẽ bắt đầu giảm mạnh giá vì đã đạt đỉnh trước đó. Với những tín hiệu giảm giá mạnh mẽ như vậy, các lệnh bán ra là lý tưởng nhất cho bạn bảo tồn được nguồn vốn của mình.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Harmonic

Dù có tính chuẩn xác khá cao và được sử dụng phổ biến, hoạt động rất hữu hiệu cho các nhà đầu tư. Thế nhưng, các mô hình Harmonic lại khá phức tạp cho nhiều người.

Ưu điểm của mô hình giá Harmonic

  • Với tỷ lệ Fibonacci Harmonic là một mô hình giá có độ chính xác khá cao. Hơn nữa, các yếu tố về cảm tính cũng được loại bỏ với tỷ lệ Fibonacci. Ngoài ra, xác suất thành công trong giao dịch, khi đã chính thức xác nhận, là rất lớn.
  • Mô hình hoạt động trên nhiều khung thời gian rất tốt.
  • Nhiều đợt sóng được hình thành trên mô hình, một đợt sóng chính và các sóng điều chỉnh.
  • Mô hình giá dễ dàng kết hợp với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác; tăng độ chính xác lên cao nhất.

Nhược điểm của mô hình giá Harmonic

  • Harmonic khá phức tạp để xác định và nhận diện. Và khá khó dùng khi phải tính toán cả tỷ lệ Fibonacci.
  • có nhiều biến thể Harmonic nên sẽ có sự nhầm lẫn. Có thể sẽ có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng mô hình để nhận diện xu hướng đặt lệnh không có tính chính xác.

Kết luận

Trong các mô hình giá thì mô hình Harmonic là mô hình có tính chuẩn xác nhất. Tuy nhiên, để giao dịch đạt tỷ lệ thành công cao nhất, ta cần phải phối hợp cùng nhiều chỉ báo kỹ thuật khác. Mặt khác, có khá nhiều các mô hình Harmonic biến thể. Nên nhiều bạn có thể sẽ nhầm lẫn, và cảm thấy phức tạp. Tuy vậy, khi đã nắm bắt hoàn toàn các kỹ thuật, cũng như cách đọc mô hình, giao dịch sẽ có hiệu quả rất tốt.

Tổng hợp: hethongtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *