Phân tích kỹ thuật – Kiến thức căn bản cho người mới

Phân tích kỹ thuật có cách tiếp cận với một chứng khoán rất khác so với những phân tích cơ bản. Thường khi quyết định đầu tư, người ta sẽ nhìn vào doanh số, lợi nhuận, các con số trên báo cáo tài chính. Các quyết định cũng dựa vào các yếu tố vĩ mô và tin tức xung quanh cố phiếu đang nhắm tới. Bạn chắc đã từng nghe qua các đồ thị nến, Wyckoff,.. chúng là một phần nhỏ trong phân tích này đấy. Vậy ý tưởng của phân tích kỹ thuật là gì? Ưu và nhược điểm ra sao? Tại bài viết này sẽ cung cấp những thông tin để giải đáp các câu hỏi trên.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Khái niệm phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật được định nghĩa là một cách thức hay phương pháp. Được các nhà đầu tư sử dụng để tiên đoán biến động giá trong tương lai của tài sản tài chính hay là hàng hóa bình thường.

Lý thuyết của phân tích kỹ thuật cho rằng. Tất cả các hoạt động diễn ra sôi nổi trên thị trường hiện tại. Đều được phản ảnh chính xác qua các thông tin về giá liên quan.

Trong phân tích kỹ thuật giá quá khứ được coi là cách tốt nhất để dự báo giá trong tương lai. Các chỉ số khác nhau được sử dụng để xác định xu hướng và xác định đường đi của chứng khoán.

Phân tích kỹ thuật cho rằng tất cả thông tin thị trường có liên quan đều được phản ánh trong giá và lịch sử đó có khả năng lặp lại. Điều này được cho là không nhất thiết xảy ra theo cùng một cách, nhưng chắc chắn là theo các mô hình tương tự.

Jake Wujastyk trưởng nhóm phân tích thị trường tại công ty TrendSpider cho biết. “Hình dung tâm lý của những người tham gia thị trường cho phép các nhà phân tích xem mức cung và cầu để biết được giá có thể di chuyển như thế nào trong tương lai”.

Những nguyên tắc cốt lõi của phân tích kỹ thuật chứng khoán

Trong phân tích kỹ thuật chứng khoán có 3 nguyên tắc cốt lõi sau đây:

  • Hành động thị trường – giá giảm: giá cổ phiếu sẽ phản ánh tất cả mọi thứ hoặc những thứ ảnh hướng đến chứng khoán
  • Giá cả di chuyển theo đường xu hướng: sau khi một xu hướng mới được thiết lập. Những chuyển động giá trong tương lai có xác suất giống với đường xu hướng. Cho đến khi một xu hướng mới được xác lập
  • Lịch sự giá lặp lại: giá cả của một cổ phiếu có thể được dự báo bằng cách theo dõi lịch sử giá của nó. Bằng các sử dụng các biểu đồ ta có thể xác định xu hướng của cổ phiếu nói riêng và thị trường nói chung

Phân tích kỹ thuật hoạt động ra sao?

Phân tích này hoạt động theo nhiều cách. Nhưng một trong những cách cơ bản và phổ biến nhất là mức hỗ trợ và mức kháng cự. Mức hỗ trợ là mức giá mà chứng khoán có xu hướng ngừng giảm. Nếu giá của một cổ phiếu giảm xuyên qua vùng hỗ trợ và ở đó trong thời gian dài. Đó là dấu hiệu nó sẽ còn tiếp tục đi xuống. Vùng kháng cự trái ngược lại, là mức mà giá sẽ ngừng tăng. Nếu giá của cổ phiếu đâm xuyên mức này và giữ ở đó. Đây là dấu hiệu sẽ có một đợt tăng giá trong tương lai

Cách hoạt động của phân tích kỹ thuật
Mức hỗ trợ và mức kháng cự

Đường trung bình trượt (Moving average) được định nghĩa là giá của chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định. Thường được xác định bởi mức kháng cự và mức hỗ trợ.

Ví dụ của S&P 500. Đường trung bình trượt của chỉ số này được nhiều chuyên gia chứng minh là mức hỗ trợ đáng tin cậy trong những năm gần đây. Khi giá của S&P 500 tăng trên đường trung bình trượt 50 ngày và duy trì xu hướng đó. Vì vậy các nhà giao dịch hiểu biết sẽ mua khi có sự sụt giảm tạm thời dưới đường trung bình trượt.

Các chỉ số kỹ thuật chính

Sẽ có rất nhiều chỉ số được các nhà phân tích sử dụng dùng để phân tích kỹ thuật chứng khoán. Dưới đây là một số chỉ số phổ biến:

  • Xu hướng giá (Price Trend):Là xu hướng chung mà giá các chứng khoán đang đi. Xu hướng là bạn của những người giao dịch. Vì nó sẽ chỉ ra những gì sẽ xuất hiện trong tương lai.
  • Đường trung bình trượt (Moving average)Là mức trung bình của giá chứng khoán trong một thời gian nhất định. Ví dụ như 50, 100 hay 200 ngày. Nó sẽ cho ta thấy bức tranh rộng hơn về chứng khoán hay thị trường
  • Các mẫu biểu đồ:Chọn một loại biểu đồ và tìm mẫu chung. Nó có khả năng sẽ tự lặp lại
  • Mức hộ trợ và kháng cự:Tại mức hỗ trợ giá thường xuyên ngừng giảm và bật trở lại. Ở mức kháng cự giá thường đạt đỉnh và giảm trở lại.
  • Chỉ báo khối lượng:Chỉ báo này sẽ cho bạn thấy mức độ phổ biến của một cổ phiếu hoặc quyền chọn. Nếu một cổ phiếu giảm với khối lượng nhỏ. Điều đó có thể không có ý nghĩa như khi nó giảm khối lượng lớn hơn bình thường.
  • Chỉ báo động lượng: Chỉ báo này cho thấy giá của một chứng khoán hôm nay so với một số ngày nhất định trong quá khứ. Nó có thể giúp xác định mức giá yếu hay mạnh của một chứng khoán.

Điểm khác với phân tích cơ bản

Sự khác nhau giữa hai phương pháp
Điểm khác biệt giữa phân tích cơ bản và kỹ thuật

Phân tích cơ bản sẽ phân tích các nhân tố có tác động đến giá cổ phiếu của công ty trong tương lai. Ví dụ như sức khỏe tài chính trong báo cáo tài chính, đối thủ , triển vọng ngành, v.v. Nó phân tích giá trị tiềm ẩn (cốt lõi) của công ty để xác định xem mức giá thật sự của cổ phiếu. Trái lại, phân tích kỹ thuật sẽ dùng các công cụ tìm hiểu giá trong quá khứ. Dùng những thông số giá này phân tích đưa ra các mức giá trong tương lai.

Các nhà phân tích cơ bản xem các biến động giá có liên quan đến tất cả những thứ liên quan đến công ty. Từ thu nhập, hành động của các đối thủ cạnh tranh và tin tức vĩ mô/vi mô. Trong phân tích kỹ thuật tất cả những điều đó đều không liên quan. Các phân tích dài hạn về sự thay đổi giá chỉ ra rằng các sự kiện tin tức như vậy là ngắn hạn. Trên thực tế, ” Các nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm công ty làm gì. Vì họ chỉ quan tâm đến biến động giá của cổ phiếu của công ty”. Wujastyk của TrendSpider nói. Phân tích kỹ thuật dựa trên các dữ kiện thực tế. Trong khi phân tích cơ bản hầu như luôn hoạt động với kỳ vọng trong tương lai.

Đầu tư vào thị trường tiền điện tử. Nhà đầu tư không thể bỏ qua phân tích cơ bản Crypto nếu không muốn “nếm mùi” thất bại.

Bài học rút ra

Phân tích kỹ thuật đã tồn tại hơn một thế kỷ và nhiều nhà giao dịch tin tưởng vào nó. Bạn có thể bắt đầu phân tích biểu đồ giá ngay bây giờ. Tìm kiếm các mẫu và xu hướng. Nhưng giống như tất cả nhiều loại phân tích khác hiện nay. Mặc dù nhanh chóng và hiệu quả nhưng còn tồn tại những hạn chế.

Trong khi phân tích cơ bản có xu hướng tốt hơn cho đầu tư dài hạn. Phân tích kỹ thuật có thể hữu ích hơn trong ngắn hạn. Sử dụng kết hợp cả hai kỹ thuật có thể là cách tốt nhất để đưa ra quyết định sáng suốt.

Tổng hợp: hethongtienao.com

One thought on “Phân tích kỹ thuật – Kiến thức căn bản cho người mới

  1. Pingback: Phân tích kỹ thuật là gì? – Hệ Thống Tiền Ảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *