ROI – Return on Investment là gì? Cách tính lợi tức đầu tư ROI

ROI – Return on Investment là gì? Đây là một khái niệm cực kỳ quan trọng trong đầu tư. Không chỉ được sử dụng để đánh giá tiềm năng của một công ty, một dự án, một khoản đầu tư mà trong doanh nghiệp, ROI giúp nhà quản lý đánh giá hiệu suất hoạt động và điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lí. Có câu nói rất hay “bạn phải biết tiêu tiền để kiếm ra tiền”. Để làm được như vậy thì trước tiên, cùng Hethongtienao tìm hiểu ROI là gì cách tính ROI trong bài viết hôm nay nhé!

ROI – Return on Investment là gì?

ROI là viết tắt của cụm từ Return on Investment có nghĩa là Lợi tức đầu tư. Nó đề cập đến số tiền lời thu được trên khoản chi phí đã bỏ ra. Vì thế ROI được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí đầu tư. Đối với các nhà đầu tư, họ cần xem xét ROI của công ty để đánh giá tiềm năng sinh lời của nó, còn doanh nghiệp tính toán ROI để đánh giá mức độ quản lý cũng như hiệu quả của từng chiến dịch, dự án đầu tư cụ thể.

Ví dụ: người quản lý công ty dùng chỉ số ROI để tính tợi tức tạo ra cho chiến dịch quảng cáo. Chẳng hạn công ty bỏ ra 50 triệu vnđ cho chiến dịch quảng cáo và thu về doanh thu là 750 triệu vnđ. Vậy ROI sẽ bằng 1400% cho chi tiêu quảng cáo.

ROI - Return on Investment là gì?
ROI – Return on Investment là gì?

Còn đối với nhà đầu tư, họ sẽ xem xét ROI của doanh nghiệp để xem lợi nhuận tiềm năng khi bỏ tiền vào đầu tư cho công ty đó. Bằng cách so sánh ROI của các doanh nghiệp để lựa chọn nơi có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất.

Lưu ý: ROI là một chỉ số được tính toán bằng những dữ liệu có sẵn từ hoạt động kinh doanh của công ty. Nó giúp bạn đánh giá tình hình kinh doanh nhưng không thể loại bỏ những rủi ro hay điều không chắc chắn có thể xảy ra. Vì thế khi dùng ROI hãy cân nhắc đến các vấn đề rủi ro khác có thể bi quan hoặc lạc quan hơn.

Ý nghĩa của chỉ số ROI (Return on Investment) là gì?

Đối với doanh nghiệp: ROI giúp doanh nghiệp đánh giá lại các khoản đầu tư đã thực hiện để xây dựng tiếp các chiến lược đầu tư tiếp theo. Đặc biệt đối với các chiến dịch có 2 3 phương án khác nhau thì tính ROI sẽ cho biết khả năng sinh lời của phương án nào cao hơn. Từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá lợi nhuận cũng như rủi ro của từng phương án để lựa chọn cho phù hợp.

Đối với nhà đầu tư: Chỉ số ROI trong báo cáo tài chính của các công ty cho phép trader đánh giá được hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải cứ ROI cao là tốt, thường các trader có xu hướng thích rủi ro ít sẽ chọn cổ phiếu có ROI thấp hơn để giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó các khoản đầu tư có ROI cao sẽ mất nhiều thời gian để thu hồi vốn hơn. Vì lẽ đó các nhà đầu tư cần đánh giá trên nhiều phương diện để chọn phương án đầu tư phù hợp.

ROI hằng năm thông thường là xấp xỉ 7% thì được cho là tốt khi bạn đang cân nhắc đầu tư vào một cổ phiếu. Tuy nhiên không phải cứ khoản đầu tư nào có ROI trên 7% thì bạn nên chọn. Đây chỉ là mức hiệu suất ổn định, nhìn chung ROI càng cao tương đương lợi tức càng lớn và đi kèm với rủi ro càng cao. Cho nên để lựa chọn một mức ROI phù hợp bạn cần trả lời những câu hỏi này:

– Mức độ rủi ro bạn có thể chấp nhận được là như nào?

– Bạn có thể sẵn sàng mất sạch số tiền đầu tư?

– Lợi nhuận bạn có thể có nếu phải đánh đổi toàn bộ số tiền đầu tư của mình?

– Có cơ hội đầu tư nào tốt hơn khoản đầu tư này không?

Cách tinh Lợi tức đầu tư – ROI

ROI = Lợi nhuận ròng/chi phí x 100% = (Doanh thu – Chi Phí)/Chi phí x 100%

Cách tinh Lợi tức đầu tư - ROI
Cách tinh Lợi tức đầu tư – ROI

Ví dụ: Bạn mua nhà của mình với giá 1 triệu đô la. Sau khi sống trong ngôi nhà của bạn được ba năm, bạn bán nó với giá 1.120.000 đô la. Vậy có nghĩa là sau ba năm, giá trị căn nhà của bạn tăng thêm 120.000 đô la, tức là lợi nhuận của bạn là 120.000 đô la.

Vậy theo công thức ROI = (Doanh thu – Chi phí) / Chi phí => ROI= (1.120.000–1.000.000)/1.000.000 = 0,12 = 12% . Vậy lợi tức đầu tư là 12%.

Một ví dụ khác về ROI là đầu tư vào thị trường chứng khoán. Giả sử bạn đầu tư 100.000 đô la vào cổ phiếu của một công ty ABC và 12 tháng sau, khoản đầu tư đó tăng lên 160.000 đô la, ROI của bạn sẽ là 60% vì:

ROI = (160.000 – 100.000)/100.000 = 0,6 = 60%

Những hạn chế khi sử dụng ROI (Return on Investment) là gì?

ROI là một chỉ số quan trọng được nhà đầu tư cực kỳ quan tâm tuy nhiên nó cũng có nhiều hạn chế. Vấn đề lớn nhất khi sử dụng ROI có lẽ là thời gian không đồng nhất. Ví dụ một khoản đầu tư trong 5 năm có ROI = 20% và một khoản đầu tư 2 năm có ROI = 15% thì việc so sánh ROI để lựa chọn phương án tốt hơn là không chính xác vì ROI không bao gồm lợi nhuận gộp theo thời gian

Để giải quyết điều này, bạn cần xem chỉ số ROI hàng năm. Thông thường báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ tính toán cho bạn. Bởi để tính ROI chính xác bạn cần phải thống kê tất tần tật các chi phí liên quan không chỉ là chi phí đầu tư ban đầu mà còn là thuế, phí bảo trì và phí phát sinh khác,…

Một hạn chế nữa mình có đề cập ở trên đó là vấn đề rủi ro, việc tính ROI là các dữ liệu quả khứ và giá trị ước tính cho tương lai và nó không có bất kỳ tham số nào để đánh giá rủi ro. Các nhà đầu tư có thể bị cám dỗ bởi những dự án có ROI cao. Nhưng nhớ rằng công thức tính ROI không cho biết nó sẽ xảy ra điều đó ở tương lai. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng kết hợp với nhiều thước đo khác.

Kết luận

ROI là một chỉ số tốt, dễ sử dụng và dễ tính toán để giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp đánh giá các khoản đầu tư. Vì lẽ đó mà ROI (Return on Investment) được sử dụng phổ biến để so sánh các doanh nghiệp, các dự án. Nhưng nhớ rằng ROI không phải là tiêu chí duy nhất bạn nên dùng vì như mình đã nói nó không tính đến rủi hay có thể khác biệt về thời gian.

Trên đây mình đã chia sẻ ROI – Return on Investment là gì? Cách tính lợi tức đầu tư ROI như thế nào. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu về chỉ số này và biết cách sử dụng nó để đánh giá các khoản đầu tư của mình.

Tổng hợp: Hethongtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *