Đầu tư chứng khoán cổ phiếu hay forex, nhà đầu tư không thể thiếu các chỉ báo kỹ thuật. Chỉ báo kỹ thuật sẽ giúp bạn dễ dàng phân tích thị trường, tìm được điểm tham gia vào lệnh, tối ưu lợi nhuận và hạn chế tối đa rủi ro. Trong nhiều chỉ báo, RSI chính là chỉ báo giúp các nhà đầu tư chứng khoán đo lường sự thay đổi của giá. Chỉ số sẽ cho bạn biết được xu hướng thị trường. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn. Vậy thì chỉ báo RSI là gì? Hãy cùng Hethongtienao tìm hiểu về RSI nhé?
Chỉ báo RSI là gì?
Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) dùng để thể hiện sức mạnh tương đối. RSI được biết đến lần đầu trong bài phát biểu của phát biểu lần đầu tiên bởi J.Welles Wilder JR. Ngoài ra nó còn được giới thiệu trong cuốn sách New Concepts in Technical Trading Systems.
Trong chứng khoán, Chỉ báo RSI giúp nhà đầu tư đo lường mức độ thay đổi của giá trần. Chỉ số RSI cho biết điều kiện vượt mức của sức mua hoặc sức bán giá chứng khoán cổ phiếu, hay giá các tài sản khác.
Bạn sẽ phân tích thị trường đơn giản hơn nếu hiểu rõ được chỉ báo RSI là gì. Chỉ số được thể dưới dạng đồ thị, với một đường di chuyển giữa hai cực trị, hay còn được gọi là bộ giao động. Chỉ số RSI được thể hiện từ mức 0 đến 100.
>>> Có thể bạn quan tâm Vn TradingView – công cụ phân tích thị trường tổng hợp.
Nội dung chỉ số RSI
Để hiểu rõ hơn về chỉ báo RSI, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của chỉ số RSI là gì.
- Wilder giả định ngưỡng quá mua và ngưỡng quá bán. Trong thời gian dài lúc thị trường tăng điểm là ngưỡng quá mua. Và thị trường giảm điểm là ngưỡng quá bán.
- Chỉ số RSI ở mức cao hơn 70 có nghĩa là mã cổ phiếu đang được định giá cao hoặc trong trạng thái mua quá mức. Chỉ số cho biết xu hướng của thị trường đang trong quá trình đảo chiều. Khi đó giá được điều chỉnh giảm.
- Chỉ số RSI ở mức dưới 30 có nghĩa là mã cổ phiếu đang được định giá thấp. Hoặc cho biết nó đang trong tình trạng quá mua.
- Chỉ số RSI nằm trong mức 30 đến 70 được xem ngưỡng trung bình. Hoặc RSI tại mức 50 thể hiện thị trường có xu hướng đi ngang.
- Bạn không thể so sánh các mã cổ phiếu bằng cách dùng RSI. Chỉ báo cho biết được sức mạnh của giá cổ phiếu trong lịch sử biến động giá để bạn đo lường được sức mạnh của mã đó.
- Chỉ số RSI cung cấp các tín hiệu cho bạn biết động lượng giá tăng và giá giảm. Và nó được thể hiện dưới dạng biểu đồ với một mã cổ phiếu cụ thể.
Phân kỳ RSI là gì?
Phân kỳ RSI thể hiện xu hướng của thị trường hiện tại đang có sự suy yếu. Dẫn đến nguy cơ xu hướng đang có sự thay đổi về giá. Và phân kỳ RSI hình thành khi giá của tài sản so với thị trường đang có hướng đi ngược nhau. Dẫn đến hai trường hợp:
- Phân kỳ RSI dương: trong mức quá bán xảy ra hình thành phân kỳ RSI tăng giá. Chỉ số RSI tăng cao hình thành đáy cao so với giá đang giảm hình thành đáy thấp. Báo hiệu giá tăng mạnh dù thị trường đang trong xu hướng giá giảm.
- Phân kỳ RSI âm: trong mức quá bản xảy ra hình thành phân kỳ RSI giảm giá. Chỉ số RSI hình thành đỉnh thấp trong khi giá đang tăng hình thành đỉnh cao.
Hiểu được phân kỳ RSI là gì sẽ giúp bạn dễ dàng xác định giá có thể tăng hoặc giảm bất chấp xu hướng của thị trường.
Cách tính RSI là gì?
RSI =100 – [ 100 / 1 + (mức tăng trung bình / tổn thất trung bình)] |
- Mức tăng trung bình: Phần trăm của lãi suất, hoặc phần trăm lỗ trung bình đối với một khoản thời gian cụ thể.
- Kết quả của mức tổn thất trung bình luôn là giá trị dương.
- Kết quả của RSI ban đầu luôn chỉ được tính sau 14 kỳ.
Ý nghĩa sử dụng RSI là gì?
Trong đầu tư, nếu bạn biết được xu hướng của giá sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Thế nên, có rất nhiều chỉ báo thể hiện sức mạnh của giá cho các nhà đầu tư sử dụng. Một trong các chỉ báo giá đó chính là RSI. Càng hiểu rõ chỉ báo RSI là gì càng giúp bạn dễ dàng xác định đúng xu hướng của giá. Mặt khác, trong nhiều chỉ báo giá, RSI là công cụ phân tích kỹ thuật được nhiều nhà đầu tư sử dụng.
Chỉ số của RSI giúp nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường thông qua sức mua và sức bán. Mức chỉ số dưới 30 thể hiện giá giảm sâu và đang có nguy cơ tăng. Và trên mức 70 thể hiện giá tăng và đang có nguy cơ giảm.
Dựa vào mức chỉ số RSI là gì bạn dễ dàng xác định xu hướng thị trường tăng hoặc giảm. Chẳng hạn như trong một xu hướng tăng, nếu RSI có mức chỉ số liên tục trong nhiều lần đạt 70. Và lại giảm xuống mức dưới 30 thì ta có thể xác định được xu hướng tăng đang dần suy yếu. Dựa vào đó, xu hướng có khả năng sẽ đảo chiều giảm.
Sử dụng RSI thế nào hiệu quả?
Có thể bạn muốn biết cách sử dụng hiệu quả chỉ báo RSI là gì? Nhiều phần mềm đầu tư hay các công cụ phân tích đều tích hợp chỉ báo RSI. Nên bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chỉ số RSI bên dưới các biểu đồ giá của các bảng giá chứng khoán cổ phiếu.
Kết hợp với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác sẽ tăng độ hiệu quả của RSI nhất. Sẽ tốt hơn nếu bạn kết hợp sử dụng RSI và đường MACD để xác định chính xác nhất xu hướng của giá. Nhưng hãy nhớ là độ chính xác của RSI không phải hoàn toàn tuyệt đối. Nên hãy phân tích thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
RSI chính là chỉ báo tốt nhất nếu bạn đang phân tích dài hạn. Nhưng RSI thể hiện động lượng giá của một tài sản. Nếu có sự thay đổi về số lượng tài sản thì RSI sẽ thể hiện sự quá mua và quá bán trong thời gian dài cho cả hai xu hướng tăng và giảm. Khi này nếu chỉ dựa vào chỉ số RSI sẽ có nhiều rủi ro. Có nghĩa là, vào lúc thị trường giao động chỉ số sử dụng RSI sẽ chính xác nhất.
Lời kết
Trong đầu tư tài chính, nhà đầu tư luôn phải quan sát sự biến động của giá. Thế nên có rất nhiều chỉ báo giá trong các công cụ phân tích thị trường. Và chỉ báo RSI là một trong số đó. Mặt khác, nhiều nhà đầu tư thường thích sử dụng chỉ báo RSI trong các chiến lược đầu tư chứng khoán.
Chỉ số RSI sẽ cho bạn biết động lượng của giá, sức quá mua và quá bán giúp bạn xác định được xu hướng thị trường. Nó sẽ giúp bạn tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu tối đa rủi ro nhất có thể. Hiểu rõ về chỉ báo RSI là gì sẽ giúp bạn có thêm nhiều lợi ích trong giao dịch. Hãy sử dụng chỉ báo thật hiệu quả, và nhớ hãy kết hợp với nhiều chỉ báo giá khác để tăng độ chính xác nhé!
Tổng hợp: hethongtienao.com
* Sau khi tìm hiểu về chỉ báo RSI là gì, bạn có tham khảo thêm một số chỉ báo kỹ thuật khác trên Hethongtienao như:
|