Một trong những ưu điểm của các sàn giao dịch hiện tại là đều đã tích hợp vào rất nhiều công cụ phân tích kỹ thuật. Những công cụ này giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn, có thêm căn cứ để đoán trước sự biến động thị trường, hoặc công cụ giúp theo dõi mức biến động về giá. Trong đó, đặc biệt là mô hình nến Nhật. Một công cụ kỹ thuật cho phép nhà đầu tư theo dõi và phân tích mức biến động của một loại tài sản giao dịch nào đó, trong một khoảng thời gian xác định. Vậy, mô hình này là gì, và ứng dụng của mô hình nến Nhật cơ bản như thế nào?
Mô hình nến Nhật là gì?
Mô hình này thuộc nhóm chỉ báo kỹ thuật, hỗ trợ nhà đầu tư phân tích và theo dõi sự di chuyển của giá trị một loại tài sản nào đó. Từ đó, nhà đầu tư có nhiều căn cứ để đưa ra các chiến lược, kế hoạch và quyết định đầu tư chuẩn xác hơn, theo xu hướng giá, trong thời gian ngăn xác định.
Hiện tại, các sàn giao dịch đều đã tích hợp mô hình nến Nhật. Từ đó, nhà đầu tư có thể xác định được các thông tin cơ bản, có lợi cho việc đầu tư rất lớn. Ví dụ như:giá phiên mở và giá phiên chốt; giá cao nhất và giá thấp nhất trong phiên giao dịch.
Cha để của mô hình này là Munehisa Homma, vào thế kỷ XVIII. Sau khi nhận thấy tin tức chính là chìa khóa của thành bài trong giao thương. Ông đã liên tục thu thập tin tức, hình thành mạng lưới; áp dụng thông tin, phân tích và sử dụng cho các thương vụ mua bán của mình. Cuối cùng, người ta biết đến mô hình mà ông sáng tạo ra, và sử dụng cho đến ngày nay.
Ngày nay, áp dụng mô hình nến Nhật để phân tích các thông tin rất phổ biến. Không chỉ được dùng cho các giao dịch hàng hóa, mà còn ứng dụng rộng rãi đến nhiều lãnh vực khác. Trong đó có cả tiền điện tư, CFDs, Forex,…
Điểm nổi bật của mô hình nến Nhật là gì?
Về bản chất, cấu tạo của một mô hình nến nhật cơ bản bao gồm 3 thành phần chính. Đó là bóng nến trên, thân nến và bóng nến dưới. Bạn đọc có thể tham khảo thành phần cấu tạo mô hình cơ bản như sau:
- Bóng nến trên: đường thẳng nằm giữa mức giá cao nhất, trong phiên giao dịch, với mức giá đóng hoặc mở chốt phiên giao dịch.
- Thân nến: khoảng cách giữa giá mở và giá chốt phiên.
- Bóng nến dưới: đường thẳng nằm giữa khi giá thấp nhất (trong phiên) và mức giá lúc mở/chốt phiên.
Bên cạnh đó, mô hình nến, thông thường được chia thành 2 nhóm chính. Phân chia dựa vào tình trạng thị trường khi chúng hình thành. Đó là mô hình nến nhật đảo chiều tăng và đảo chiều giảm.
Ứng dụng của mô hình nến cơ bản
Vào ngày xưa, mô hình chỉ sử dụng chủ yếu trong thị trường hàng hóa. Còn hiện tại, mô hình đã được áp dụng rộng rãi tại các thị trường chứng khoán, giao dịch ngoại hối, hàng hóa phái sinh,… và, đặc biệt mới nhất là trên các sàn tiền điện tử.
Nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng các chỉ báo kỹ thuật cùng mô hình nến Nhật. Như vậy, ta sẽ có thêm nhiều thông tin. Căn cứ vào đó, phân tích và dự đoán xu hướng thị trường chuẩn xác hơn. Nhờ đó, nhà đầu tư sẽ đưa ra được các quyết định đầu tư chuẩn xác nhất nhất, một khi đã phân tích đầy đủ thị trường.
Ngoài ra, có hai mô hình nến, là đảo chiều giảm và đảo chiều tăng; áp dụng mô hình nào, bạn cần lưu ý đến mức giá biểu thị trong khung thời gian đó. Mặt khác, tốt nhất, nhà đầu tư chỉ nên sử dụng mô hình để dự đoán xu hướng thị trường trong ngắn hạn.
Lưu ý đến từ các chuyên gia, các Trader không nên chỉ sử dụng mô hình nến Nhật để xác định sự biến động của giá cả. Cách tận dụng tốt nhất chính là kết hợp sử dụng cùng các chỉ báo kỹ thuật khác. Như thế, sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro khi tham gia đặt lệnh giao dịch.
Phân tích mô hình nến Nhật
Khi sử dụng các mô hình nến Nhật cơ bản, bạn cần ghi nhớ các thông tin cung cấp từ biểu đồ rất quan trọng để bạn phân tích. Ví dụ như đồ thị nến nến dưới đây, bạn có thể phân tích như sau:
- Phân tích giá mở phiên: nằm dưới cùng của biểu đồ, chịu tác động từ tình trạng tăng hay giảm diễn ra, trong khoản thời gian đó. Mặt khác, nếu có xuất hiện xu hướng tăng giá, tại phía dưới cùng của giá mở cửa, màu xanh của nến sẽ chuyển dần thành màu trắng. Ngược lại, nếu có xuất hiện xu hướng giá giảm, tại giá mở cửa phía trên cùng, màu nến đỏ sẽ chuyển thành màu đen.
- Phân tích giá cao nhất trong phiên: thông tin hiển thị qua đỉnh của phần bóng nến trên. Giá cao nhất thường luôn là giá mở hoặc chốt phiên; đồng thời bóng nến trên cũng không còn xuất hiện trên mô hình nến Nhật.
- Phân tích giá thấp nhất trong phiên: thông tin hiển thị qua đỉnh của phần bóng nến dưới. Giá thấp nhất thường luôn là giá mở hoặc giá chốt phiên; đồng thời phần bóng nến dưới cũng không còn xuất hiện trên mô hình.
- Phân tích giá chốt phiên: trong phiên giao dịch đây chính là mức giá có hiệu lực cuối cùng. Thông qua phần bóng nến trên hiển thị thông tin trên cùng khi nến tăng giá, và nến giảm giá với phần bóng nến dưới cùng.
Kết luận
Vậy là, bạn đọc đã hiểu mô hình nến Nhật là gì thông qua bài viết rồi chứ! Trong mô hình, khi đã hình thành, mỗi khi giá có sự di chuyển, mô hình sẽ di chuyển theo. Đồng thời màu nến cũng thay đổi theo; trong xu hướng giảm sẽ chuyển từ xanh sang đỏ, và giá chốt phiên sẽ là múc giá cuối, trong khung thời gian đó, cùng lúc hình thành nên một mô hình mới.
Thông qua đó, nhà đầu tư sử dụng mô hình để phân tích, phán đoán xu hướng của thị trường. Từ đó sẽ có thể thu về lợi nhuận tối ưu nhất khi đưa ra các quyết định đầu tư chuẩn xác nhất. Hoàn toàn là nhờ vào các mô hình nến cơ bản, kết hợp cùng các chỉ báo kỹ thuật khác.
Hy vọng bạn đọc thích nội dung của bài viết! Hệ thống tiền ảo vẫn còn nhiều bài viết phân tích kỹ thuật hấp dẫn lắm đấy. Hãy tìm đọc thêm nhé!
Tổng hợp: hethongtienao.com