Xu hướng giao dịch, mua sắm trực tuyến đang nở rộ và nó không còn nằm trong phạm vi một quốc gia nữa mà nó diễn ra trên toàn cầu. Nhu cầu này cũng tạo cơ hội cho nhiều cổng thanh toán trực tuyến ra đời để hỗ trợ việc thanh toán xuyên biên giới. Các doanh nghiệp hoạt động quy mô lớn cần tích hợp những cổng thanh toán phổ biến nhất để người dùng khắp nơi có thể dễ dàng giao dịch. Một trong số đó chính là cổng thanh toán Stripe. Nhiều người dùng Việt Nam có lẽ còn xa lạ với cổng thanh toán Stripe vì nó chưa hỗ trợ tại Việt Nam nhưng nó đã phát triển khắp 26 quốc gia. Nếu các bạn muốn bán hàng quốc tế bạn cần hiểu rõ stripe là gì?
Mục lục
Cổng thanh toán Stripe là gì?
Stripe là cổng thanh toán uy tín hàng đầu hiện nay có trụ sở tại Mỹ với nhiều tính năng tuyệt vời để tích hợp vào các website thương mại. Mặc dù không phổ biến ở Việt Nam như Paypal nhưng Stripe có độ phổ biến lớn trên toàn cầu và đã hỗ trợ tới hơn 26 quốc gia. Mỗi năm cổng thanh toán này xử lý rất nhiều giao dịch từ nhiều quốc gia trên thế giới và giữ hàng trăm tỷ USD của các doanh nghiệp toàn cầu.
Mặc dù về các tính năng cơ bản thì Stripe cũng tương tự như Paypal, chẳng hạn như hỗ trợ nhiều loại thẻ khác nhau bao gồm thẻ nội địa, thẻ Visa, Mastercard,… Nhưng ở Việt Nam, Stripe chưa có mặt nên hiển nhiên thẻ nội địa Việt Nam không được chấp nhận. Nhưng bù lại cổng thanh toán này không thay đổi chính sách một cách đột ngột như Paypal khiến khách hàng nhiều lúc hoang mang.
Về phần kỹ thuật, cổng thanh toán này có cung cấp SDK giúp nó chạy tốt trên cả thiết bị chạy hệ điều hành IOS lẫn Android. Nó cũng cung cấp API để sử dụng được nhiều ngôn ngữ lập trình như Python, Java, GO, Ruby,…
Tính năng của cổng thanh toán Stripe là gì?
Cổng thanh toán Stripe có rất nhiều tính năng vượt trội so với nhiều cổng thanh toán khác hiện có, đang tiếc nó chưa hỗ trợ Việt Nam. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt muốn bán hàng toàn cầu nên tích hợp cổng thanh toán này. Cùng mình tìm hiểu các tính năng ưu việt của nó nhé!
- Giao dịch (Payment): Khác với cổng Paypal, Stripe cho phép người dùng đi thẳng tới bước nhập thông tin thẻ thanh toán luôn. Cổng chấp nhận thanh toán qua thẻ nội địa (chưa áp dụng tại Việt Nam), thẻ quốc tế và ví điện tử. Điều này giúp việc thanh toán nhanh chóng, tiện lợi hơn mà vẫn đảm bảo an toàn.
- Kết nối (Connect): Tính năng này của Stripe vừa cho phép chuyển đổi đơn vị tiền tệ tự động vừa cho phép các thiết bị hay nền tảng khác kết nối vào để giúp doanh nghiệp hoạt động dễ dàng hơn. Quy trình thanh toán được tự động hóa và xác minh danh tính người bán quốc tế cho phép quản lý giao dịch rõ ràng và đảm bảo hơn.
- Atlas Stripe: Đây là tính năng mà Stripe ra mắt để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể kết nối với các ngân hàng hay doanh nghiệp ở Mỹ nhằm giúp họ mở tài khoản dễ dàng hơn. Các công ty quốc tế sẽ được hỗ trợ cả những quy định pháp lý để tham gia vào mạng lưới.
- Radar: Tính năng giúp ngăn chặn các gian lận thương mại điện tử.
- Relay: Giúp khởi tạo danh mục sản phẩm trên thiết bị di động. Cho phép người bán dễ dàng kiểm soát và xử lý thông tin đơn hàng trên mọi nền tảng.
Hướng dẫn đăng ký tài khoản cổng thanh toán Stripe
Như mình đã nói thì hiện tại Stripe vẫn chưa hỗ trợ Việt Nam. Vì thế để đăng ký tài khoản bạn cần đáp ứng một số điều kiện về pháp lý trước.
Điều điện cần để đăng ký tài khoản Stripe là gì?
Các doanh nghiệp bán hàng toàn cầu trước khi đăng ký mở tài khoản Stripe cần đảm bảo các vấn đề sau:
- Số EIN: Đây là mã số thuế Liên Bang. Bất kỳ một công ty nào được thành lập và hoạt động trong mạnh lưới doanh nghiệp, ngân hàng Mỹ đều phải có. Các bạn lưu ý là để được cấp mã số thuế Liên Bang cần liên hệ với Sở thuế vụ của Mỹ. Các thủ tục và giấy tờ khá phức tạp nên cần luật sư chuyên môn tư vấn.
- Passport: Đây là giấy tờ duy nhất Stripe chấp nhận để nhận diện chủ doanh nghiệp.
- Đăng ký doanh nghiệp tại Mỹ: Việc đăng ký hoạt động này là bắt buộc và tạo thuận lợi để được cấp mã số thuế Liên Bang. Bạn không cần thiết phải đến Mỹ hay có địa chỉ tại Mỹ mới có thể đăng ký bởi có nhiều dịch có thể hỗ trợ đăng ký hộ và mua hộ địa chỉ doanh nghiệp luôn.
- Vấn đề khác như số điện thoại Mỹ, ngân hàng: Bạn cần mua số điện thoại Mỹ để thuận lợi đăng ký doanh nghiệp cũng như liên hệ với Sở thuế vụ. Về phần ngân hàng, bạn cần tìm trung gian để giúp đăng ký một tài khoản ngân hàng tại Mỹ. Hoặc sau khi có số EIN bạn cũng có thể tự đăng ký tài khoản ngân hàng như về phần giấy tờ và pháp lý khá khó khăn.
Các bước đăng ký tài khoản Stripe
Sau khi đáp ứng được các điều kiện trên, bạn tiến hành các bước sau để đăng ký tài khoản Stripe:
Bước 1: Truy cập vào trang web Stripe.com và chọn “Start now” để tạo tài khoản.
Bước 2: Điền các thông tin: Email, tên doanh nghiệp, quốc gia (chọn Mỹ) và password (tự tạo). Click vào đồng ý điều khoản và chọn “Create account”. => Check email để xác nhận tài khoản nhé, Stripe sẽ gửi email xác minh tài khoản ngay khi bạn bấm “Create account”.
Bước 3: Trang web sẽ điều hướng bạn tới trang tiếp theo để bổ sung các thông tin bao gồm:
- Địa chỉ
- Type of business: chọn “Individual…”
- Tên đầy đủ: Giống tên đăng ký mã số thuế EIN
- Ngày tháng năm sinh
- Phone number
- 4 số cuối của số EIN
- Thông tin chi tiết về doanh nghiệp: lĩnh vực hoạt động, website, mô tả sản phẩm (viết bằng tiếng anh)
- Chọn loại hình sản phẩm và vật lý hay kỹ thuật số
- Chọn cách thức vận chuyển: Tự giao hay bên thứ 3
- Xác nhận thông tin (phần in trên bill cho khách)
- Tài khoản ngân hàng
Điền đầy đủ thông tin bạn bấm chọn “Submit” là xong!
Kết luận
Vậy là mình đã chia sẻ với các bạn Stripe là gì? Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên cổng thanh toán Stripe rồi! Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích với bạn. Nhớ share bài viết để ủng hộ chúng mình nhé!
Tổng hợp: Hethongtienao.com