Con dúi là con gì? Hướng làm giàu mới từ mô hình nuôi dúi

Nhiều người không biết con dúi là con gì cho đến dạo gần đây khi mà nhiều người dân nuôi dúi thành công và có thu nhập cao ngoài sức tưởng tượng. Phong trào nuôi dúi nhanh chóng phổ biến vì nó không yêu cầu vốn lớn và diện tích nuôi nhỏ, dễ làm. Tuy nhiên, sự thật là nuôi dúi không đơn giản như lời đồn. Để bắt đầu nuôi dúi, một loại động vật ít phổ biến bạn cần nghiên cứu kỹ từ con giống cho tới môi trường sống, thói quen, tập tính của nó. Sự thật là có nhiều người vì quá vội vàng đã phải phá sản vì nuôi dúi.

Vì lẽ đó trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ về con dúi là con gì và những trường hợp nuôi dúi thành công cũng như thất bại để bạn rút kinh nghiệm nhé!

Con dúi là con gì?

Con dúi còn được nhiều người gọi là chuột nứa (bamboo rat) thuộc loài động vật gặm nhấm, thích bóng tối nên thường sống và ẩn nấp dưới đất, thường kiếm ăn vào ban đêm, còn ban ngày thì ngủ. Đối với dúi nuôi thì có thể ăn cả sáng và đêm.

Chuột dúi có thân hình tròn trịa, mũm mĩm, không có cổ, mắt nhỏ, đen và lồi ra giống con chuột nhưng lại có bộ lông dày giống lợn rừng và 2 cặp răng nhanh như thỏ. Vì có răng nanh chắc khỏe nên con dúi có thể đào hang trốn đi cho nên khi xây dựng chỗ ở cho dúi cần xây xung quanh và bên dưới để nó không đào hang bỏ trốn được.

Thuộc loài gặm nhấm, dúi thường ăn thực vật như lá tre, ngô, mía, sắn… Vì vậy mà thịt dúi được xếp vào hàng giá trị, ngon và giàu đạm. Bạn đừng cho dúi ăn tinh bột vì thịt dúi nhiều mỡ, không ngon sẽ không còn giá trị và còn ảnh hưởng tới sinh sản.

Hình ảnh con dúi má đào
Hình ảnh con dúi má đào

Dúi giống thường nặng 3-5 gram, nuôi trong vòng 6 tháng là có thể xuất bán. Dúi trưởng thành nặng khoảng 0.7Kg – 3Kg, chiều dài trung bình là 25-35 cm, dài đuôi khoảng 7-12 cm. Dúi mà nuôi lâu năm thì thịt sẽ càng ngon vì săn chắc, thơm ngon hơn. Ngoài ra, dúi cũng là loài có tốc độ sinh sản nhanh, cỡ 3-4 thang là cho 1 lứa mới, mỗi lần sinh khoảng 4-5 con.

Lưu ý: Khi dúi mới sinh, tối thiểu 7 ngày không được vào xem dúi, vì khi ngửi thấy mùi lạ thì dúi mẹ sẽ cắn chết dúi con.

Con dúi có giá bao nhiêu?

Vì kỹ thuật nuôi dúi còn mới và không phải khu vực nào cũng phù hợp để nuôi nên ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều người làm. Ngược lại, nhu cầu lại cao, thịt dúi dai, ngon và nhiều đạm, chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, và là đặc sản tại vùng Tây Bắc nên giá dúi rất cao.

– Giá dúi giống:

+ Dúi nặng dưới 0.6Kg: 700.000 – 800.000 đồng/cặp

+ Dúi nặng từ 0.6Kg – 1Kg: 900.000 – 1.000.000 đồng/cặp.

– Giá dúi thịt:

Tùy vào từng địa phương mà mức giá có thể chênh lệch nhau khá nhiều, thường là khoảng 550.00-700.000 đồng/kg

– Giá dúi sinh sản:

+ Dúi con 3 tháng tuổi: 800.000 đồng/cặp

+ Dúi con 4-5 tháng tuổi: 1.200.000 đồng/cặp

+ Dúi con 6-8 tháng tuổi: 1.600.000 đồng/cặp

+ Dúi bố mẹ: 1.300.000 đồng/cặp

+ Dúi mẹ mang bầu: 1.500.000 đồng/cặp

+ Dúi đã sinh 1-2 lứa: 1.800.000 đồng/cặp

Mô hình nuôi dúi làm chơi…giàu thật

Nhiều hộ gia đình nhờ mạnh dạn thử nghiệm mô hình nuôi dúi mà đã thoát nghèo thành công. Quả thật với giá dúi như hiện tại cũng như chu kỳ sinh sản tới 3 4 lứa/năm thì hộ nuôi ít cũng có thể mỗi tháng tháng bán từ 10 đến 15 con và kiếm 15-20 triệu đồng mỗi tháng. Hãy cùng mình tìm hiểu một trường hợp nuôi dúi thành công và nghe anh chia sẻ kinh nghiệm nhé!

Anh Trương Dụng là chi hội trưởng Hội Nông Dân ấp 61, tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu hành trình nuôi dúi với số vốn là 10 triệu đồng. Anh mua 5 cặp dúi giống gồm 4 con đực và 6 con cái để nuôi thử. Dúi giống mua về có trọng lượng tầm 800 gram, sau khi nuôi 4 tháng thì tăng lên 1.8-2 Kg mỗi con. Tới đây anh bắt đầu tiến hành phối giống và sau 1 năm, từ 10 con giống ban đầu anh đã có thêm 10 con dúi con nữa.

Mô hình nuôi dúi của anh Dụng
Mô hình nuôi dúi của anh Dụng

Vấn đề khi anh Dụng nuôi được đàn dúi lên tới 100 con là đầu ra. Vì ở khu vực không có ai nuôi nên cũng không có ai thu mua. Vì vậy anh dúi đã thương lượng cung cấp thịt cho các nhà hàng, quán nhậu theo hình thức gối đầu, bán được mới lấy tiền. Một thời gian sau khi món dúi được ưa chuộng hơn thì anh Dụng xuất chuồng từ 10-15 con/tháng với giá từ 800.000 đồng/kg

Kinh nghiệm nuôi dúi sinh sản

Đầu tiên, bạn cần để ý là dúi có thói quen ủi đất để làm hang. Vì vậy khi làm chuồng nên đổ bê tông làm sàn để dúi không trốn ra ngoài. Bạn có thể xây các ô nhỏ với diện tích 50x50cm, tường dựng gạch cao 60cm là được. Lưu ý là dúi không thích ánh sánh nên bạn làm chuồng nên che kín lại nhé.

Giai đoạn sinh sản rất là quan trọng, bạn cần quan sát nếu thấy vú và bộ phận sinh dục ửng hồng thì ghép 1 con đực vào với 1 con cái để phối giống. Sau 20 ngày, khi dúi cái mang bầu thì bạn đưa dúi đực ra. Dúi cái mang bầu khoảng 45 ngày thì sẽ sinh. Bạn tiếp tục để dúi con sống với mẹ khonảg 40 ngày nữa mới tách riêng. Lưu ý là tuần đầu tiên khi dúi cái sinh bạn không nên vào xem vì khi ngửi thấy mùi lạ thì dúi cái sẽ cắn chết con.

Chuồng nuôi dúi
Chuồng nuôi dúi

Phá sản vì nuôi dúi

Có rất nhiều người bất đầu nuôi dúi nhưng không phải ai cũng thành công. Nhiều vấn đề mà người nuôi dúi gặp phải dẫn đến phá sản như:

– Con dúi dễ bị mắc nhiều bệnh như đau mắt, ỉa chảy, thương hàn,…

– Dúi con mới sinh bị dúi mẹ cắn chết.

– Mua phải giống dúi rừng khó nuôi, khó thuần. Dễ chết vì không thích nghi được với điều kiện thời tiết, đồ ăn,…

-….

Bạn có thể đọc được rất nhiều câu chuyện làm giàu thành công từ nuôi dúi. Nhưng để bắt đầu bạn cần nghiên cứu kỹ về các vấn đề sức khỏe, thói quen sống hay sinh sản,… Điều quan trọng nữa là đầu ra khi nuôi dúi trưởng thành để tránh việc nuôi thành công là không xuất chuồng được, bán bị ép giá,…

Kết luận

Trên đây, mình đã chia sẻ với các bạn về con dúi là con gì? Mô hình nuôi dúi thành công và một vài vấn đề cần lưu tâm khi bắt đầu nuôi dúi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn, để lại comment bên dưới chia sẻ thêm những kinh nghiệm nuôi dúi khác nếu bạn biết nhé!

Tổng hợp: hethongtienao.com