Giá dầu 2022: Những nhân tố chính có thể ảnh hưởng cần biết

Giá dầu thường sẽ chịu tác động của quy luật cung – cầu thị trường. Bởi do dầu là một loại hàng hóa được săn lùng nhiều nhất. Một trong những tài nguyên hữu hạn của trái đất. Đa số mọi hoạt động kinh tế trên toàn cầu đều phụ thuộc vào dầu mỏ. Bởi do đó nó là một trong những mặt hàng bị biến động giá dữ dội như vàng hay mới nhất là Bitcoin.

Thực tế là nhiều khu vực có trữ lượng lớn nhất thế giới được tìm thấy ở các khu vực không ổn định trên thế giới chủ yếu là Trung Đông, Châu Phi,Nam Mỹ. Và rõ ràng là tại sao giá dầu luôn ở trạng thái thay đổi liên tục.Vậy đâu là những nhân tố tác động trực tiếp tới giá dầu thế giới?

Giá dầu thế giới biến động bởi các nhân tố nào?

giá dầu và các yếu tố tác động
Giá dầu tăng do đâu?

Chìa khóa để hiểu lý do giá dầu luôn luôn biến động sẽ nằm ở nhiều yếu tố khác nhau như: quy luật cung – cầu, tình hình chính trị, … Dưới đây là các yếu tố đó:

Nhân tố ảnh hưởng 1: Các nhân tố tác động đến nguồn cung dầu

Nguồn cung được hiểu là tổng lượng dầu thế giới. Các tác động đến nguồn cung có thể là bởi các nước khai thác dầu trên thế giới gồm:

Tác động của OPEC

OPEC chiếm 40% tổng lượng dầu thế giới. Do chiếm tỷ trọng cao như vậy ảnh hưởng từ OPEC đến giá dầu thế giới là rất lớn. Các nước trong OPEC đã cùng nhau khống chế giá dầu bằng cách kiểm soát giá đầu ra của dầu.

OPEC đã làm được điều này bởi vì mặc dù dầu mỏ là một nguồn tài nguyên hữu hạn. Nhưng nhiều quốc gia có thể tiếp cận các mỏ dầu. Do đó, OPEC được thành lập để chống lại cuộc chạy đua xuống đáy về giá cả. Điều này có thể dẫn đến việc cạn kiệt nhanh chóng nguồn dự trữ của các nước này.

OPEC được thành lập để điều chỉnh sản lượng dầu thông qua hạn ngạch. Nhằm đảm bảo các thành viên có được giá tốt cho dầu của họ ngay cả khi điều này có nghĩa là sản xuất ít hơn trong ngắn hạn.

OPEC từng có ảnh hưởng đáng kể đến giá cả và nguồn cung dầu. Chẳng hạn sự kiện ‘Khủng hoảng dầu mỏ’ diễn ra vào 1973. Giá dầu tăng sắp sĩ 4 lần bởi sự can thiệp của OPEC vào nguồn cung.

Các nước không thuộc OPEC

Ngoài các nước trong tổ chức OPEC. Các nước bên ngoài như Mỹ, Canada, Trung Quốc đều là các cường quốc sản xuất dầu. Nếu tính một đơn vị riêng lẻ. Mỹ cho sản lượng khai thác ấn tượng gần 20 triệu thùng/ngày vào 2021.

Khai thác dầu
Sản lượng khai thác dầu của Mỹ là ấn tượng

Và còn có OECD tham gia vào khai thác dầu. Họ khai thác khoảng 25 triệu thùng/ngày. Tổng sản lượng của các quốc gia ngoài OPEC cho sản lượng gần 60 triệu thùng/ngày.

Nhân tố thứ 2: Yếu tố tác động đến cầu

Kết quả của nền kinh tế

Các động lực chính của thị trường nhu cầu đối với dầu. Là thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc. Cộng lại, ba thị trường này tiêu thụ khoảng 45 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Do đó, sức mạnh của nền kinh tế của họ – và kết quả kinh tế toàn cầu – có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu.

Trong cuộc chiến với đại dịch vừa qua, tình hình kinh tế trì trệ, công nghiệp bị ảnh hưởng dẫn đến giảm nhu cầu về dầu. Lập tức giá dầu lao dốc. Trường hợp ngược lại, năm 2022 nên kinh tế thế giới dần đi vào quỹ đạo vốn có. Ngành công nghiệp phục hồi mà nó thường làm, giá dầu sẽ bắt đầu phục hồi.

Các loại năng lượng thay thế mới

Vì là loại nguyên liệu hữu hạn trên hành tinh. Nên người ta đang tìm cách thay thế nó bằng các nguồn năng lượng mới có thể tái tạo lại. Nhận thức của người dùng về lợi ích của các nguồn năng lượng sạch cao thì ít phụ thuộc vào dầu mỏ.

Xu hướng sử dụng xe điện hiện nay cũng có tác động. Kèm với các chính sách từ chính phủ dự thảo loại bỏ dần các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong tương lai sắp tới.

Tại Liên minh Châu Âu, đặt mục tiêu có các nguồn năng lượng tái tạo chiếm 25% năng lượng tiêu thụ trên lục địa vào năm 2022. Và các quốc gia như Đan Mạch đang đặt mục tiêu hoàn toàn không sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050.

Nhân tố ảnh hưởng thứ 3: Các cú sốc ngoại sinh

Các sự kiện mà kinh tế học gọi là các “Thiên Nga Đen”. Xảy ra một cách bất ngờ, không thể giải thích hoặc kiểm soát. Ví dụ như thiên tai, chiến tranh và bất ổn địa chính trị đều. Gần nhất là dịch bệnh Covid – 19 có thể tác động đến giá dầu.

giá dầu bị ảnh hưởng bởi Covid
Giá dầu bị ảnh hưởng từ Đại dịch Covid – 19

Các sự kiện này ngày càng nghiêm trong hơn nếu có sự giúp sức của truyền thông. Khi họ nói rằng “Lượng dầu nhanh chóng không còn cung cấp đủ cho người dân nữa”. Dẫn đến việc người dân xếp hàng dài tại các trạm xăng dầu để đổ đầy bình.

Ví dụ, tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng đến mức George W. Bush đã giải phóng 30 triệu gallon nhiên liệu từ kho dự trữ chiến lược của Mỹ. Nhằm ngăn giá nhiên liệu leo thang hơn nữa.

Nhân tố ảnh hưởng thứ 4: Lạm phát khiến giá dầu tăng

Lạm phát là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất khi nền kinh tế dần hồi phục sau dịch. Bởi vì nhiều gói cứu trợ bắt buộc phải được tung ra khẩn cấp. Yếu tố này tác động đặc biệt lớn đến giá dầu. Những nhà giao dịch phải quan sát và phân tích thật kỹ càng yếu tố này.

Khi lạm phát tăng cao, đồng thời kéo yêu các chi phí khác cũng tăng. Dẫn đến chi phí khai thác dầu cũng tăng hơn mức bình thường. Trong khi đó giá trị nhận lại bị giảm dần bởi lạm phát. Vô hình chung tạo ra áp lực giá dầu tăng.

Nhân tố ảnh hưởng thứ 5: Mối quan hệ chính trị thế giới

Nhân tố ảnh tồn tại hàng chục năm qua giữa 3 siêu cường trên thế giới là Mỹ, Nga, Trung Quốc. Cả ba đều là nước có sản lượng dầu lớn trên thế giới. Giá dầu thế giới tiếp tục bị rủi ro bởi mối quan hệ chính trị và các cuộc chiến tranh thương mại của ba quốc gia này.

Nhân tố ảnh hưởng thứ 6: Đầu cơ và giá dầu thế giới

Giá dầu được xem là một chỉ số trên thị trường tương lai cùng giá vàng và các hàng hóa khác. Điều đó có nghĩa là các diễn biến tương lai có tác động thuận chiều với giá dầu. Các tin tức tốt sẽ làm giá dầu tăng và ngược lại. Ví dụ, Mỹ cho xây nhiều nhà máy sản xuất năng lượng sạch hơn thì giá dầu sẽ lao dốc.

Kết luận

Giá dầu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Bài viết này đưa ra 6 yếu tố có thể tác động chính đến giá dầu thế giới trong năm 2022. Cũng như các hàng hóa khác, dầu cũng chịu tác động của quy luật cung và cầu. Một nhấn mạnh nhỏ trong cung – cầu là kết quả kinh tế và nguồn năng lượng thay thế. Tiếp tới là tình hình chính trị giữa các quốc gia siêu cường. Lạm phát sau thời kỳ đại dịch và bắt dầu phục hồi kinh tế. Các sự kiện “bất ngờ, không đoán trước” có thể xảy ra. Và cuối cùng là nhân tố về đầu cơ.

Tổng hợp: hethongtienao.com