So sánh phí giao dịch chứng khoán: VNDirect, SSI TCBS, VPS

Khi bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán, một những việc đầu tiên bạn cần làm là xem xét các nhà môi giới để lựa chọn nơi mở tài khoản chứng khoán. Trong đó tiêu chí có lẽ nhà đầu tư quan tâm nhất chính là phí giao dịch chứng khoán. Các sàn chứng khoán đều có rất nhiều loại phí mà có lẽ các nhà đầu tư mới khi đọc vào sẽ khá hoang mang. Vì lẽ đó trong bài viết này Hethongtienao sẽ chia sẻ với các bạn về các loại phí giao dịch chứng khoán, đồng thời so sánh phí giao dịch của các nhà môi giới hàng đầu hiện nay như SSI và VNDirect, VPS, TCBS nhé

Các loại phí giao dịch chứng khoán cần biết

Khi tham gia đầu tư chứng khoán bạn sẽ gặp phải rất nhiều loại chi phí phát sinh. Tuy mức phí này không quá lớn nhưng nếu nhiều loại phí gộp lại và giá trị giao dịch lớn thì nó không còn là vấn đề nhỏ nữa. Vì vậy để tránh phát sinh những chi phí không đáng có hãy nắm rõ các loại phí giao dịch chứng khoán sau đây:

Phí mua bán cổ phiếu

Phí thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán là loại phí cơ bản nhất phát sinh khi nhà đầu tư tiến hành mua hay bán cổ phiếu trên sàn giao dịch hay còn gọi là phí đặt lệnh và gỡ lệnh. Tùy vào mỗi công ty chứng khoán sẽ thu của nhà đầu tư một mức phí khác nhau nhưng theo quy định thì không được vượt quá 0.5%, thông thường là 0.1-0.35%.

Ví dụ:

Phí giao dịch hiện tại khi giao dịch online trên sàn SSI là 0.25%. Nếu bạn mua 100 cổ phiếu với giá 50.000đ => phí giao dịch = 100 x 50.000đ x 0.25% = 12.500đ

Nếu bạn bán ra 100 cổ phiếu cũng với giá 50.000đ thì bạn cũng phải chịu phí giao dịch là => phí giao dịch = 100 x 50.000đ x 0.25% = 12.500đ.

Vậy chung quy lại bạn sẽ chịu phí giao dịch 2 chiều là 25.000đ.

Cần quan tâm đến các loại phí bạn cần trả khi đầu tư cổ phiếu
Cần quan tâm đến các loại phí bạn cần trả khi đầu tư cổ phiếu

Phí ứng trước tiền

Một trong những lưu ý quan trọng mà nhà đầu tư cần biết là không phải bạn mua cổ phiếu xong là có thể bán ra ngay được mà bạn phải tuân theo cơ chế T+2.5 của thị trường chứng khoán Việt Nam. Có nghĩa là bạn phải chờ 2.5 ngày sau khi mua cổ phiếu thì mới có thể tiến hành bán lô cổ phiếu đó, tương tự bản phải chờ 2.5 ngày để tiền về tới tài khoản.

Đó là lí do mà xuất hiện thêm phí ứng trước tiền. Tức là nhà đầu tư sau khi bán cổ phiếu sẽ có tiền ngay để tiến hành giao dịch tiếp nhưng đương nhiên phải chịu một khoảng khí tùy vào từng công ty.

Ví dụ: Đối với công ty chứng khoán SSI, phí ứng trước tiền là 0.0389%/ngày, tối thiểu là 50.000đ/lần. Vậy giả sử bạn bán ra 100 cổ phiếu giá 50.000đ thì phải trả phí ứng trước là 100 x 50.000đ x 0.0389% x 2 ngày = 3.890đ

Phí lưu ký

Phí lưu ký chứng khoán là phí mà bắt buộc nhà đầu tư phải trả cho trung tâm lưu ký chứng khoán thông qua nhà môi giới mà mình giao dịch.

Ví dụ: Hiện nay phí lưu ký tại công ty chứng khoán SSI là 0.27đ/cổ phiếu/tháng. Cho nên nếu bạn đang giao dịch tại SSI và sở hữu 100 cổ phiếu thì phí bạn phải trả hàng tháng là 0.27đ*100 (cp) = 27đ

Các loại thuế

Bên cạnh các chi phí mà bạn phải trả khi giao dịch trên sàn chứng khoán thì thuế TNCN cũng bị tính vào cho từng giao dịch của bạn

Thuế TNCN khi chuyển nhượng cổ phiếu: Là mức thuế bị tính khi nhà đầu tư tiến hành bán cổ phiếu, quy định là 0.1% giá trị cổ phiếu đặt lệnh.

Thuế TNCN cổ tức: Đây là loại thuế bị tính vào toàn bộ cổ tức là tiền mặt được trả bởi công ty mà nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu. Mức thuế phải chụi là 5% trên tổng thu nhập.

Thuế TNCN thừa kế chứng khoán: Là thuế bạn phải nọp khi thừa kế chứng khoán và quy định là 10% thu nhập.

Các loại phí khác

Phí mở tài khoản: Là loại phí phát sinh khi bạn mở tài khoản tại một công ty chứng khoán bất kỳ. Không phải nhà môi giới nào cũng tính phí này và thường thì là phí ẩn.

Phí nạp tiền: Là chi phí bị tính trên số tiền mỗi lần bạn nạp vào tài khoản giao dịch. Mức phí này cũng tùy vào hình thức nộp tiền và tùy vào từng công ty chứng khoán.

Phí rút tiền: Tương tự là phí bị trừ khi bạn rút tiền về tài khoản cá nhân của mình.

Phí tư vấn: Phí này chỉ phát sinh khi bạn có nhu cầu được nhân viên của công ty chứng khoán tư vấn hỗ trợ.

Phí chuyển quyền sở hữu: Giống như bán cổ phiếu, khi chuyển quyền sở hữu cho người khác thì bạn cũng bị mất phí

Phí cấp lại: Khi mua cổ phiếu, CCQ,… công ty chứng khoán sẽ cấp mã hoặc giấy xác nhận sở hữu cho bạn. Nếu không cẩn thận để mất và cần cấp lại thì bạn cũng bị thu phí.

Cân đối chi phí giao dịch chứng khoán để chọn nhà môi giới phù hợp
Cân đối chi phí giao dịch chứng khoán để chọn nhà môi giới phù hợp

So sánh phí giao dịch chứng khoán

Bên cạnh dịch vụ, nền tảng công nghệ thì chi phí giao dịch rẻ cũng là tiêu chí quan trọng khi chọn nhà môi giới chứng khoán. Cho nên hãy cùng xem qua phí giao dịch chứng khoán của các nhà môi giới hàng đầu hiện nay như SSI, VNDirect, TCBS, VPS để có cái nhìn tổng quan nhất nhé.

Phí giao dịch chứng khoán SSI

Phí giao dịch của công ty SSI
Loại phí giao dịchMức phí
Phí giao dịch trực tuyến0.25%
Phí giao dịch kênh khác

0.25% – 035%

  • Giá trị giao dịch < 100 triệu đồng: 0.35%
  • 100 triệu đồng <=  Giá trị giao dịch < 500 triệu đồng: 0.30%
  • Giá trị giao dịch >= 500 triệu đồng: 0.25%

Phí giao dịch chứng khoán VNDirect

Phí giao dịch của công ty VNDirect
Loại phí giao dịchMức phí
Phí giao dịch (tài khoản DTA – nhà đầu tư tự giao dịch)0.1%
Phí giao dịch (tài khoản DBA – thông qua môi giới)0.2-035% (tùy vào giá trị giao dịch)

Phi giao dich chứng khoán TCBS

Phí giao dịch của công ty TCBS
Loại phí giao dịchMức phí
Phí giao dịch (không có iWealth Partner hỗ trợ)0.03%
Phí giao dịch (có iWealth Partner hỗ trợ)0.15%

Phí giao dịch chứng khoán VPS

Phí giao dịch của công ty VPS
Loại phí giao dịchMức phí
Phí giao dịch trực tuyến0.2%
Phí giao dịch kênh khác

0.15-030%

  • Giá trị giao dịch < 100 triệu đồng : 0.30%
  • 100 triệu đồng <=  Giá trị giao dịch < 300 triệu đồng: 0.27%
  • 300 triệu đồng <=  Giá trị giao dịch < 500 triệu đồng: 0.25%
  • 500 triệu đồng <=  Giá trị giao dịch < 1 tỷ đồng: 0.22%
  • 1 tỷ đồng <=  Giá trị giao dịch < 2 tỷ đồng: 0.20%
  • Giá trị giao dịch >= 2 tỷ đồng: 0.15%

Kết luận

Trên đây, Hethongtienao đã phân tích chi tiết các loại phí giao dịch chứng khoán mà nhà đầu tư cần quan tâm khi bắt đầu đầu tư chứng khoán. Đồng thời chúng mình cũng đã cập nhật mức phí giao dịch của VNDirect, SSI, TCBS và VPS – đây đều là những nhà môi giới đang giữ thị phần cao nhất hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ này bạn có thể cân đối chi phí và lựa chọn được nhà môi giới thích hợp nhất cho chặng đường đầu tư sắp tới của mình nhé!

Tổng hợp: Hethongtienao.com