Swift code là gì? Vai trò của Swift Code trong giao dịch ngân hàng

Nếu bạn đang thực hiện thanh toán quốc tế, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp mã SWIFT code hay tên gọi khác là BIC code chính xác cho người nhận. Mã ngắn nhưng quan trọng này chứa nhiều thông tin cần thiết để đảm bảo khoản thanh toán của bạn đến đúng tài khoản, bao gồm tên ngân hàng, quốc gia và địa điểm chi nhánh cụ thể. Vì lẽ đó trong bài viết này cùng mình tìm hiểu Swift code là gì? Vai trò của Swift Code trong giao dịch ngân hàng ra sao và bạn có thể lấy mã swift code này ở đâu nhé!

Swift code là gì?

SWIFT code còn được gọi là BIC code, là định dạng tiêu chuẩn như mã định danh doanh nghiệp – Business Identifier Codes (BICs). Nó được sử dụng như một phương tiện để xác định các ngân hàng và tổ chức tài chính trên toàn thế giới. Nói một cách đơn giản, đó là một loại mã hoặc ID quốc tế cho biết tên và địa điểm của ngân hàng/tổ chức (tổ chức nào, quốc gia mở tài khoản và cả địa điểm chi nhánh mở).

Swift code được sử dụng để chuyển tiền giữa các ngân hàng, đặc biệt khi gửi chuyển khoản ngân hàng quốc tế hoặc thực hiện thanh toán SEPA. Các mã này cũng được các ngân hàng sử dụng để trao đổi tin nhắn giữa họ.

SWIFT là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu – Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication được thành lập vào năm 1972 để thay thế hệ thống telex cũ. Nó kết nối hơn 11.000 ngân hàng và tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia và được quản lý bởi các ngân hàng trung ương G-10, nghĩa là các ngân hàng trung ương của Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ.

Ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn khác cũng đóng vai trò quan trọng trong SWIFT, bao gồm Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Ả Rập Saudi, Singapore, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ.

Swift code được sử dụng để chuyển tiền giữa các ngân hàng
Swift code được sử dụng để chuyển tiền giữa các ngân hàng

Vài trò qua trọng của SWIFT code

SWIFT rất quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế toàn cầu, cho phép nền kinh tế này vận hành trơn tru thông qua việc nhắn tin tài chính an toàn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới và nhiều vai trò khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tiền quốc tế an toàn.

– Khả năng giao tiếp toàn cầu: Swift Code rất cần thiết cho các cơ sở chuyển tiền quốc tế. Có một mạng lưới các ngân hàng trên toàn cầu hoạt động theo Swift Code. Nó mang lại cho ngân hàng một danh tính duy nhất, do đó quá trình chuyển tiền dễ dàng hơn.

– Đảm bảo tính chính xác: Việc cung cấp mã Swift chính xác giúp đảm bảo tiền đến đúng tay người nhận dự định. Mã Swift loại bỏ sự mơ hồ và nhầm lẫn có thể phát sinh từ việc sử dụng các quy ước đặt tên hoặc viết tắt khác nhau cho các ngân hàng.

– An toàn: Mã Swift đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính bảo mật của các giao dịch quốc tế bằng cách cung cấp mã định danh duy nhất cho mỗi ngân hàng. Điều này giúp ngăn chặn gian lận và truy cập trái phép vào quỹ. Ngoài ra, mã Swift được sử dụng trong quá trình xác thực, đảm bảo rằng chỉ những ngân hàng được ủy quyền mới có thể tham gia chuyển khoản quốc tế.

– Tuân thủ quy định quốc tế: Trong bối cảnh tài chính ngày càng được quản lý chặt chẽ, các ngân hàng phải tuân thủ nhiều quy định quốc tế khác nhau. Chẳng hạn như các yêu cầu về chống rửa tiền (AML) và hiểu biết về khách hàng của bạn (KYC).

Quy định về mã SWIFT

Mã SWIFT được trình bày theo định dạng chuẩn như sau: ABCDGBYYZZZ

Bạn sẽ tìm thấy 8 chữ cái hoặc chữ số cho mã SWIFT tiêu chuẩn hoặc 11 nếu bạn đã thêm mã chi nhánh (3 ký tự cuối). Bạn ở Việt Nam thì cũng không cần quan tâm đến 3 ký tự cuối.

Quy định về mã SWIFT
Quy định về mã SWIFT

– ABCD là mã nhận dạng ngân hàng gồm 4 chữ cái. Đây có thể trông giống như một dạng rút gọn của tên ngân hàng, nhưng do thay đổi tên ngân hàng, sáp nhập và mua lại, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bạn lưu ý là 4 ký tự đầu tiên bắt buộc là chữ cái, không được phép sử dụng số nhé!

– GB là mã quốc gia 2 chữ cái bằng tiếng anh. Các ngân hàng tại Việt Nam thì 2 ký tự này sẽ là VN.

– YY là mã vị trí địa phương gồm 2 ký tự. Mã này có thể bao gồm cả chữ cái và số và cho biết địa điểm trụ sở chính của ngân hàng

– ZZZ là mã chi nhánh gồm 3 ký tự. Đây có thể là sự kết hợp của các chữ cái và số và cung cấp thêm chi tiết về vị trí ngân hàng cụ thể của bạn.

Ví dụ:

Mã SWIFT của các ngân hàng lớn trên thế giới như:

  • Bank of America SWIFT/BIC là BOFAUS3NXXX
  • Chase Bank SWIFT/BIC là CHASUSU3XXX
  • Capital One SWIFT/BIC là HIBKUSH1XXX
  • Citibank SWIFT/BIC là CITIUS33XXX
  • Barclays SWIFT/BIC là BARCGB22XXX
  • HSBC SWIFT/BIC là HBUKGB4BXXX

Mã SWIFT của một vài ngân hàng trong nước:

  • Vietcombank SWIFT/BIC là BFTVVNVX
  • BIDV SWIFT/BIC là BIDVVNVX
  • Techcombank SWIFT/BIC là VTCVNVX
  • Agribank SWIFT/BIC là VBAAVNVX
  • Vietinbank SWIFT/BIC là ICBVVNVX

Kết luận

Swift Code rất cần thiết cho các cơ sở chuyển tiền quốc tế. Có một mạng lưới các ngân hàng trên toàn cầu hoạt động theo Swift Code. Nó mang lại cho ngân hàng một danh tính duy nhất, do đó quá trình chuyển tiền dễ dàng hơn. Với Swift Code, quá trình chuyển mất ít thời gian hơn. Bạn sẽ có thể gửi tới hơn 150 điểm đến trên thế giới. Nếu không sử dụng Swift Code, chuyển khoản ngân hàng của bạn có thể không đến đúng địa chỉ.

Tổng hợp: Hethongtienao.com