Ngày ngày chúng ta sử dụng tiền và không ngừng cố gắng để kiếm tiền để phục vụ cuộc sống của mình. Nhưng có lẽ không có nhiều người hiểu về Tiền giấy Việt Nam hay tò mò liệu tiền giấy ra đời từ bao giờ, đã thay đổi như thế nào qua các thời kỳ. Trải qua nhiều biến động lịch sử, mỗi giai đoạn thăng trầm thì tiền giấy Việt Nam cũng thay đổi, bây giờ có thể bạn sẽ vô tình bắt gặp những tờ tiền giấy Việt Nam có giá trị 10, 20 đồng chứ không phải là 10.000 hay 20.000 đồng như hiện tại. Tại sao tiền giấy Việt Nam lại có sự thay đổi lớn như vậy? Cùng mình tìm hiểu nhé!
Mục lục
Tìm hiểu về tiền giấy Việt Nam
Tiền Việt Nam xuất hiện từ rất lâu trước đây, vào giữ thể kỷ XX thời vua Đinh Tiên Hoàng. Qua các giai đoạn thay đổi triều đại thì hầu như đều phát hành tiền mới. Tiền Việt Nam thời xưa được làm bằng đồng bạch, hình tròn có đục lỗ hình vuông ở giữa. Cho đến năm 1396 thì tiền giấy xuất hiện, đây được xem là thời điểm xuất hiện tiền giấy cực kỳ sớm nhưng rất tiếc là không thành công vì chưa phù hợp với nền kình tế. Cho đến năm 1945 thì tiền giấy Việt Nam có in hình Bác Hồ mới được sử dụng và lưu hành chính thức.
Tiền giấy không đơn giản là được in từ giấy thông thường vì như vậy sẽ dễ thấm nước và bị hỏng. Người ta trộn 80% sợi cotton hay sợi bông (đôi khi là sợi dệt) để làm nên giấy in tiền.
Hiện tại, chúng ta sử dụng tiền polymer thì đây có còn là tiền giấy không? Thì tiền Polymer vẫn là một dạng tiền giấy. Nhưng nó được cấu tạo từ 3 lớp là lớp phim – giấy nền – phủ mờ và vecni. Tiền polymer có nhiều ưu điểm đáng kể nhờ công nghệ in hiện đại, lớp phủ mờ và vecni giúp bảo vệ mực in không bị thấm nước hay phai nhòa, công nghệ in hình ẩn bên trong giúp chống việc làm giả tiền.
Những thay đổi của tiền Việt Nam qua các thời kỳ
Từ lúc xuất hiện lần đầu cho tới bây giờ, tiền giấy Việt Nam đã trải qua nhiều lần thay đổi để phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ. Cùng mình nhìn lại những thay đổi này của đồng tiền giấy Việt Nam nhé!
Tiền giấy đầu tiên – Thông bảo hội sao
“Thông bảo hội sao” là đồng tiền giấy ra đời sớm nhất từ nằm 1396 do Hồ Quý Ly phát hành. Tuy nhiên có lẽ vào thời điểm này thì sự ra đời của tiền giấy chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển hiện tại nên đã bị xóa bỏ.
Nhà Hồ sau khi in tiền giấy thì dùng biện pháp cưỡng chế để ép buộc người dân phải sử dụng. Thực tế, sau 7 năm phát hành thì tiền giấy vẫn không được người dân ưa chuộng, vì tiền đồng bị cấm nên người dân phải trao đổi hàng với hàng. Nhà Hồ lại tiếp tục định giá cho tiền giấy và ra luật định tội nếu người dân không chịu tiêu tiền giấy. Cuối cùng nó vẫn không thể đi vào đời sống thực tế của dân vì điều kiện thực tế chưa cho phép. Chính sách tiền giấy của nhà Hồ đã thất bại, nó không được xem là một sự tiến bộ.
Tiền giấy Bạc Đông Dương
Trong thời kỳ Pháp Thuộc, lúc Việt Nam là một phần của Đông Dương thì tiền tệ được sử dụng có tên gọi là Piastre hay còn gọi là “bạc”. Ngoài “Bạc” thì ngân hàng Đông Dương còn phát hành tiền giấy có in hình 3 cô gái mặc 3 bộ trang phục đại diện cho 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Giấy Bạc Cụ Hồ
Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. Tiền giấy Việt Nam chính thức ra đời khẳng định chủ quyền Độc lập – Tự do của dân tộc. Tiền giấy được in và lưu hành đều có dòng chữ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” ở mặt trước. Mặt sau tờ tiền thì được in hình giai cấp chủ chốt là Nông – Công – Binh. Tiền có các mệnh giá là 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng và 500 đồng, được in bằng số Ả-Rập, chữ Hán, Lào, Campuchia.
Tiền giấy ngân hàng Nhà nước
Ngày 06/05/1951, Bác Hồ ký sắc lệnh 15/SL chính thức thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam miền Bắc. Ngân Hàng Quốc gia VN miền Bắc tiến hành phát hành tiền giấy Việt Nam mới, đổi lại tiền cũ. Đồng tiền giấy do Ngân hàng Quốc gia phát hành không có thay đổi gì nhiều so với trước đây, chỉ thay đổi màu sắc và hình in mặt sau cho các mệnh giá tiền khác nhau.
Tiền giấy Việt Nam do ngân hàng Quốc gia phát hành có các mệnh giá là 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, 5000 đồng.
Đặc biệt, giai đoạn 1959-1960 tiền giấy Việt Nam có bước tiến nhảy vọt khi có thể quy đổi thành tiền Liên Xô và Đô la Mỹ, tương đường 1 đồng = 1.36 rúp = 1.2 USD.
Tiền giấy Việt Nam sau giải phóng 1975
Từ 30/04/1975, khi miền Nam được giải phóng và thống nhất đất nước, đồng tiền đang lưu hành tại miền Nam lúc bấy giờ bị mất giá, sau đó đổi tên thành tiền giải phóng. Tiếp đó là vào năm 1978 khi đất nước dần ổn định và các chính sách tài chính được thống nhất thì đồng tiền Việt Nam cũng được thay đổi lại.
Nhà nước thực hiện phát hành các loại tiền mệnh giá 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, và 100 đồng.
– Ở miền Bắc, 1 đồng giải phóng thì đổi được 1 đồng thống nhất
– Ở miền Nam, 1 đồng giải phóng thì đổi được 8 hào thống nhất
Sau giải phóng, kinh tế Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn. Năm 1985, tiền mặt bị khan hiếm trầm trọng. Vì vậy, nhà nước đã tiến hành in tiền mới với mệnh giá 10-20-50 đồng, tỉ lệ quy đổi là 10 đồng thống nhất = 1 đồng tiền mới.
Tiền giấy Việt Nam thể kỷ XX
Từ năm 1990, Ngân hàng nhà nước phát hành tiền giấy cotton mới có mệnh giá 10.000 và 20.000 đồng, tờ tiền có mệnh giá 50.000 đồng ra đời vào 15/10/1994 và tờ có mệnh giá 100.000 đồng ra đời vào ngày 01/09/2000. Đồng thời giai đoạn này, tiền xu 200đ, 500đ, 1000đ, 2000đ, 5000đ cũng xuất hiện nhưng bất tiện nên không được ưa chuộng vì vậy bây giờ không được sử dụng nữa mà chỉ được lưu giữ sưu tầm làm kỷ niệm.
Tiền Polymer được sử dụng tới bây giờ
Tiền Polymer được Ngân hàng nhà nước phát hành từ năm 2003 và dần dần thay thế cho tiền giấy cũ. Các tờ tiền giấy cotton có mệnh giá 50.000đ và 100.000đ được được ngưng sử dụng từ 01/09/2007. Tiếp đến các tờ tiền có mệnh giá nhỏ hơn là 10.000đ và 20.000đ cũng được thu hồi từ 01/01/2013. Chỉ có các tờ tiền có mệnh giá 1000đ, 2000đ, 5.000đ hiện vẫn còn được lưu hành trên thị trường.
Không chỉ thay thế tiền cũ, tiền Polymer cũng có các mệnh giá lớn hơn như 200.000đ và 500.000đ. Tiền polymer có nhiều ưu điểm như bền hơn, không bị thấm nước, khó bị làm giả, có thể cho vào máy ATM, máy đếm tiền để sử dụng. Hiện tại, không chỉ Việt Nam là quốc gia sử dụng polymer làm chất liệu in tiền, mà còn nhiều nước khác trên thế giới. Có 3 nước sử dụng tiền polymer cho tất cả mệnh giá, một số nước sử dụng trên vài mệnh giá và 6 nước thủ tiền polymer bằng cách dùng làm tiền lưu niệm.
Kết luận
Tiền có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế, vì vậy mà mỗi giai đoạn biến động thì tiền cũng thay đổi theo để phù hợp với tình hình phát triển. Chính vì vậy mà tiền giấy Việt Nam có một lịch sử vô cùng thú vị mà có lẽ bạn sẽ muốn tìm hiểu sâu. Hy vọng với những thông tin mình vừa chia sẻ trên thì bạn đã hiểu hơn về tiền giấy Việt Nam và lịch sử Việt Nam.
Tổng hợp: Hethongtienao.com