Mutual Fund là gì? Có nên đầu tư vào quỹ tương hỗ không?

Thay vì cất tiền của mình ở một nơi an toàn thì đầu tư sẽ giúp tiền của bạn sinh sôi nảy nở. Chắc chắn đầu tư luôn có những rủi ro nhất định nhưng nó thực sự giúp nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ lãi suất kép. Có nhiều phương án đầu tư để lựa chọn và bạn có thể quyết định nên đầu tư tiền của mình vào đâu dựa vào khả năng chấp nhận rủi ro cũng như các phân tích, nhận định của mình.

Tuy nhiên có lẽ nhiều nhà đầu tư mới bắt đầu gặp khó khăn trong việc phân tích chứng khoán và lựa chọn cổ phiếu. Vì lẽ đó một công thức đơn giản hơn mà nhiều người hướng đến đó là đầu tư vào Mutual Fund – Quỹ tương hỗ. Vậy Mutual Fund là gì? Cùng mình tìm hiểu sâu sắc hơn về nó trong bài viết này nhé!

Mutual Fund là gì?

Quỹ tương hỗ (Mutual Fund) là một loại phương tiện đầu tư tập hợp tiền từ nhiều nhà đầu tư để mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc bất kỳ loại chứng khoán khác. Các nhà đầu tư cùng đóng góp tiền cho công ty quản lý quỹ sẽ trở thành chủ sở hữu một phần danh mục đầu tư của quỹ và thu nhập mà quỹ tạo ra hoặc mất đi.

Mutual Fund là gì?
Mutual Fund là gì?

Quỹ tương hỗ hoạt động ra sao?

Nói chung, các quỹ tương hỗ được quản lý tích cực bởi người quản lý quỹ, người kiểm soát thời điểm mua và bán chứng khoán để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu tổn thất. Khi bạn mua một quỹ tương hỗ, bạn đang mua quyền sở hữu một phần quỹ và tài sản của quỹ, nghĩa là toàn bộ danh mục đầu tư của quỹ.

Điều này khác với việc mua một cổ phiếu riêng lẻ, trong đó bạn mua quyền sở hữu một phần trực tiếp trong công ty và tự mình quản lý việc mua hay bán,…

Giá của một quỹ tương hỗ được xác định bởi giá trị tài sản ròng (NAV) của nó, bao gồm tất cả các chứng khoán của danh mục đầu tư. Nó được tìm thấy bằng cách chia tổng giá trị tài sản của quỹ (tiền mặt và chứng khoán) cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành của quỹ.

Hầu hết quỹ tương hổ là quỹ mở, tức là nhà giao dịch có thể mua bán hàng ngày. Vì danh mục đầu tư của quỹ tương hỗ bao gồm nhiều chứng khoán thay đổi giá trong ngày nên NAV được tính vào cuối ngày thị trường. Vì lý do này, các quỹ tương hỗ chỉ giao dịch một lần mỗi ngày, sau khi thị trường chứng khoán đóng cửa.

Ưu nhược điểm của Mutual Fund

Ưu điểm Nhược điểm
– Mang lại sự đơn giản và yên tâm với các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp.

– Thường chỉ yêu cầu một khoản đầu tư tối thiểu nhỏ để mua vào.

– Giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn với các loại tài sản và ngành khác nhau

– Khả năng đầu tư với số tiền chính xác so với việc mua cổ phiếu ở mức giá dao động.

– Phí quản lý quỹ thông qua các chuyên gia có thể tốn kém.

– Cần tìm công ty quản lý quỹ uy tín nếu không muốn bị mất tiền.

– Khả năng bị pha loãng làm giảm giá trị cổ phiếu của bạn khi quỹ tương hỗ thành công phát triển quá lớn.

– Bạn không có quyền kiểm soát các quyết định của người quản lý quỹ, điều này có thể gây ra các tác động về thuế như lợi tức làm tăng thu nhập chịu thuế của bạn.

– Vì các quỹ tương hỗ giao dịch sau khi thị trường đóng cửa nên họ không cho phép giao dịch trong ngày và tận dụng ngay các biến động của thị trường.

Các loại quỹ Mutual Fund

Có nhiều loại quỹ tương hỗ khác nhau như:

Quỹ chứng khoán: Những quỹ này đầu tư vào cổ phiếu của một công ty. Có một vài sắc thái trong các quỹ chứng khoán. Bao gồm các quỹ tập trung đầu tư vào cổ phiếu là cổ phiếu tập trung vào tăng trưởng dựa trên lợi nhuận tài chính; cổ phiếu tập trung vào thu nhập tạo ra các khoản chi trả cổ tức; quỹ cổ phiếu dựa trên các lĩnh vực nhất định; cũng như các quỹ chỉ số theo dõi các chỉ số cụ thể.

Quỹ trái phiếu : Đây là loại hình tập trung đầu tư vào trái phiếu và chứng khoán nợ. Rủi ro liên quan đến trái phiếu có thể khác nhau. Bạn nên cân nhắc rủi ro tín dụng nếu tổ chức phát hành trái phiếu không trả được nợ, biến động lãi suất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá trị của quỹ trái phiếu, cũng như rủi ro thanh toán trước,..

Các loại quỹ Mutual Fund
Các loại quỹ Mutual Fund

Quỹ thị trường tiền tệ: Những quỹ này có ít rủi ro nhất và chỉ đầu tư vào các khoản đầu tư cụ thể do chính phủ hoặc các khoản đầu tư an toàn cao để đảm bảo thanh khoản tương tự tiền mặt.

Trong nhiều trường hợp, các quỹ tương hỗ được quản lý tích cực thông qua một nhà quản lý chuyên nghiệp có mục tiêu cụ thể để giúp đánh bại thị trường. Các quỹ được quản lý thụ động như quỹ chỉ số có mục tiêu phù hợp với kết quả của một chỉ số cụ thể và không có người quản lý chuyên nghiệp.

Một vài quỹ Mutual Fund uy tín tham khảo

  • Quỹ Dragon Capital: Quỹ chứng khoán năng động DCDS, quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu DCDE và nhiều quỹ nổi tiếng như quỹ trái phiếu DCBF, quỹ VFM VNDIAMOND, VFMVN30,…
  • Quỹ Vietcombank (VCBF): Quỹ cân bằng, quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu,…
  • Quỹ Techcombank: Quỹ TCBF – quỹ trái phiếu, quỹ TCDF – quỹ cổ phiếu, quỹ TCFF – quỹ đầu tư trái phiếu linh hoạt, TCFIN – quỹ đầu tư cổ phiếu ngân hàng và tài chính, quỹ TCRES – quỹ cổ phiếu bất động sản, quỹ TCSME – quỹ cổ phiếu doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ UVEEF – quỹ cổ phiếu United ESG.
  • Quỹ Vinacapital: VESAF (Quỹ đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận thị trường Việt Nam), VFF (Quỹ đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth), VEOF (Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh),…
  • Quỹ MB Capital: Quỹ Đầu Tư Giá Trị, quỹ tăng trưởng, Quỹ Đầu Tư Nhật Bản Châu Á.
  • Quỹ ETF Market Vector Vietnam (VNM)
  • Quỹ Eastspring của tập đoàn Prudential plc
  • Quỹ Manulife
  • Quỹ Bảo Việt
  • ….

Kết luận

Trên đây mình đã chia sẻ với mọi người về Mutual Fund là gì? Mặc dù đầu tư vào quỹ tương hỗ bạn không cần có kiến thức quá nhiều và kỹ năng phân tích chứng khoán. Nhưng bạn cần nghiên cứu thật kỹ các quỹ đầu tư phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân.

Robert Johnson, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Economic Index Associates và là giáo sư tài chính, cho biết: “Lý do khiến ai đó chọn một quỹ tương hỗ được quản lý tích cực là nếu người ta có thể xác định được một người quản lý quỹ có thể đánh bại thị trường một cách nhất quán thì người đó có thể tích lũy được khối tài sản khổng lồ”. “Ví dụ: các nhà đầu tư đầu tư vào quỹ Fidelity Magellan trong khoảng thời gian Peter Lynch quản lý quỹ này đã kiếm được trung bình 29,2% trong thời gian ông điều hành quỹ – cao hơn gấp đôi số tiền mà chỉ số S&P 500 kiếm được trong thời gian đó.”

Tuy nhiên, những loại lợi ích đó không được đảm bảo. Và trong nhiều trường hợp, các quỹ được quản lý tích cực thực sự hoạt động kém hơn thị trường. Theo dữ liệu từ Chỉ số S&P Dow Jones, 82% quỹ vốn hóa lớn hoạt động kém hơn S&P 500 trong khoảng thời gian 10 năm. Đây là một phân tích bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của Mutual Fund.

 

Tổng hợp: Hethongtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *