Chỉ báo MACD là gì? Cách sử dụng và hạn chế của MACD

Bạn có biết chỉ báo MACD là gì? Trong phân tích thị trường, phân tích sức mạnh xu hướng là rất quan trọng. Bạn cần nhiều hơn về các tín hiệu của xu hướng để thiết lập mục tiêu lợi nhuận; và thực thi đặt các lệnh giao dịch hiệu quả. Để làm được điều đó, ta cần đến MACD. Thông qua các tận dụng đúng cách, bạn sẽ có thể sử dụng chỉ báo với các giao dịch trực tiếp vô cùng hiệu quả.

Hiểu rõ về MACD là gì, bạn sẽ có thể xác nhận được các tín hiệu phân kỳ, hoặc giao nhau. Bạn sẽ có thể dự đoán được chính xác hướng đi của xu hướng. Và từ đó cải thiện được các sử dụng lệnh giao dịch. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật những thông tin, kiến thức của MACD trong bài viết sau đây nhé.

Đường chỉ báo MACD là gì?

MACD là một đường trung bình động. Sử dụng để xác định các tín hiệu hội tụ hoặc phân kỳ. Chỉ báo thể hiện mối quan hệ tương quan giữa đường xu hướng với giá của sản phẩm giao dịch. Ta có thể tính MACD bằng cách trù đường trung bình động hàm mũ (EMA) 26 kỳ cho đường EMA 12 kỳ.

Chỉ báo MACD được thể hiện trên biểu đồ với hai đường và không có ranh giới cho sự dao động. Chiều hầu hết trách nhiệm cho chỉ báo là đường trung bình động ngắn 12 kỳ. Còn đường dài hơn, EMA hàm mũ 26 kỳ thể hiện các tín hiệu về giá có sự thay đổi; và đường này thường có sự phản ứng chậm hơn.

MACD là một chỉ báo thường xuyên được sử dụng. Dù là chỉ báo không dùng để xác định thị trường cung và cầu; dù rằng MACD là chỉ báo đo dao động xu lượng. Thế nhưng, rất nhiều nhà đầu tư đều ưa chuộng sử dụng MACD.

Điểm nổi bật của MACD là gì?

Bằng cách theo dõi sự chuyển động của các đường của chỉ báo; đường 0 được các đường EMA xoay quanh; và đôi khi giao nhau, đôi khi phân kỳ ta sẽ nhận được các tín hiệu phân kỳ, hội tụ. Nhờ đó ta sẽ biết sự hình thành của một xu hướng mới.

Với các đường tín hiệu (ta có thể sử dụng công thức trong phần trên) để vẽ trên đầu đường MACD. Đường này hoạt động như một tín hiệu kích hoạch để thực hiện mua hoặc bán.

Chỉ báo MACD
Đặc điểm nổi bật của đường chỉ báo MACD

Theo đó, ta có thể mua vào nếu chỉ báo di chuyển lên trên đường tín hiệu; và ngược lại, bán ra khi tín hiệu di chuyển cắt xuống dưới.

Bên cạnh đó, những đường chỉ báo MACD có thể được lý giải theo nhiều hình thức khác nhau. Tuy vậy, nhận biết qua các tín hiệu phân kỳ, hội tụ,… là hình thức phổ biến nhất.

Hướng dẫn sử dụng chỉ báo MACD

MACD là đường chỉ báo quan trọng để xác nhận các tín hiệu hội tụ phân kỳ mạnh mẽ nhất. Đó chính là nguyên nhân vì sao bạn cần nên biết về cách sử dụng chỉ báo MACD. Tận dụng tốt sẽ giúp thực hiện các giao dịch tăng gấp bội hiệu quả.

MACD là một chỉ báo được dùng để xác định ba tín hiệu chính. Đó là tín hiệu giao nhau và hội tụ, cắt nhau tại đường 0.

Sử dụng MACD giao nhau

Thường, điểm giao nhau sẽ giúp ta xác nhận được tín hiệu tăng của xu hướng khi cắt trên đường 0 của MACD; và là tín hiệu giảm nếu cắt nhau dưới đường 0.

Tín hiệu sẽ càng mạnh nếu nó đi càng xa đường 0. Tuy nhiên, điểm khó nhất với người sử dụng là có thể xác định được thời điểm tốt nhất để đặt các lệnh giao dịch. Nếu thành thạo cách sử dụng MACD để xác định được các tín hiệu. Đảm bảo, bạn sẽ luôn có thể tiến hành thực hiện đặt lệnh vào những thời điểm tốt nhất.

Sử dụng MACD phân kỳ

Tín hiệu phân kỳ thể hiện khi đường chỉ báo MACD có sự di chuyển ngược hướng với đường giá. Mặt khác, thường thì các tín hiệu phân kỳ đôi khi không có sự tin cậy cao. Vào một vài thời điểm, nó cho biết sự đảo chiều của xu hướng. Tuy nhiên, đó chỉ là tiềm năng có thể xảy ra, trong thực tế có thể sẽ không có sự đảo chiều nào diễn ra. Do vậy, ta cần xác nhận thêm các tín hiệu khác để đảm bảo được sự xác thực của xu hướng.

Đường chỉ báo MACD
Tận dụng MACD đúng cách mang lại nhiều hiệu quả

Thông thường tại các xu hướng giảm mạnh sẽ có sự xuất hiện của tín hiệu phân kỳ tăng; và ngược lại là giảm sẽ xảy ra tại các xu hướng tăng.

Hạn chế của chỉ báo MACD

Như đã đề cấp, đôi khi các tín hiệu phân kỳ không cho biết tín hiệu đúng. Điều này dẫn đến sẽ xuất hiện chỉ báo MACD giả. Và sẽ gây khá nhiều rắc rối cho các nhà đầu tư non kinh nghiệm.

Hơn nữa, tín hiệu giả xuất hiện vào thời điểm giá của tài sản đi ngang. Để có thể tận dụng tốt được MACD, bạn cần kết hợp cùng một vài chỉ báo khác. Chẳng hạn như Indicator – chỉ báo điểm dữ liệu thể hiện xu hướng.

Tìm hiểu về Chỉ báo parabolic SAR.

Kết luận

Bài viết đã tập hợp các kiến thức về đường chỉ báo MACD là gì. Và cách sử dụng cơ bản, cùng hạn chế của MACD. Với những kiến thức có trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã phần nào nắm rõ được đường trung bình cộng là gì và tận dụng được hiệu quả MACD vào các chiến lược đầu tư của mình.

Và cũng như bạn đã biết, MACD thể hiện sức mạnh của xu hướng. Nó sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong các phân tích thị trường. Tuy nhiên, với các tín hiệu phân kỳ, bạn sẽ rất khó để nắm bắt được xu hướng sẽ đảo chiều hay không; để từ đó có thể thiết lập các mục tiêu giao dịch mới. Vậy nên, cần phải kết hợp sử dụng MACD và các chỉ báo khác để tăng độ chính xác và hiệu quả của tín hiệu. Ngoài ra, nếu bạn đọc muốn biết thêm về cách cài đặt MACD, hãy tìm đọc tại Hệ thống tiền ảo nhé!

Tổng hợp: hethongtienao.com

2 thoughts on “Chỉ báo MACD là gì? Cách sử dụng và hạn chế của MACD

  1. Pingback: Chỉ báo MACD là gì? C&aacu...

  2. Pingback: Đường chỉ báo MACD là gì? – Hệ Thống Tiền Ảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *